Tiêu điểm
Quảng Ngãi 'lúng túng' trong quản lý điện mặt trời mái nhà
Do bất cập về hệ thống văn bản ngành cũng như phát triển tràn lan ngoài quy hoạch, các dự án điện mặt trời mái nhà tại tỉnh Quảng Ngãi đang gây lúng túng cho cơ quan quản lý địa phương.
Thống kê của tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính tới hết tháng 6/2021 toàn tỉnh có 173 hệ thống điện mặt trời mái nhà (trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố) có quy mô công suất từ 100kWp trở lên đã đi vào vận hành, được áp dụng giá bán điện quy định tại Quyết định 13/2020 ngày 6/4/2020 của Thủ tướng.
Trong đó, riêng điện mặt trời mái nhà lắp trên mái công trình nông nghiệp là 108 hệ thống với công suất 108MWp (73%), lắp trên mái công trình công nghiệp là 43 hệ thống (21,7%), còn lại là lắp trên mái công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật khác.
Theo số liệu rà soát, nhiều địa phương tại tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận các hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp trên mái công trình nông nghiệp chưa phù hợp tiêu chí trang trại quy định.
Điển hình như huyện Bình Sơn (2 hệ thống), huyện Sơn Tịnh (47 hệ thống với công suất khoảng 48,6MWp), huyện Mộ Đức (28 hệ thống)…
Trong tổng thể cơ cấu công suất điện mặt trời mái nhà trên địa bàn, chủ yếu là phát triển trên mái của các công trình nông nghiệp, mái của các trang trại (chiếm khoảng 73%). Kết quả rà soát cho thấy, hầu hết trang trại nông nghiệp phát triển rầm rộ thời gian gần đây đi kèm theo là phát triển điện mặt trời mái nhà.
Do đó, một số trang trại chỉ khai thác một phần vào sản xuất, chăn nuôi, còn lại đang trong quá trình hoàn thiện để sản xuất. Tình trạng này chưa phù hợp với các tiêu chí trang trại quy định tại Thông tư 02/2020 của Bộ Công thương.
Bên cạnh đó, tỉnh xác định, việc phát triển nguồn phát từ điện mặt trời mái nhà không đồng đều ở các địa phương, tập trung quá nhiều ở những vùng phụ tải thấp, không phù hợp nhu cầu sử dụng điện, đã dẫn tới mất cân đối trong quá trình điều độ và vận hành hệ thống điện.
UBND tỉnh cũng cho biết đã có một số vấn đề vướng mắc trong quá trình phát triển, quản lý điện mặt trời mái nhà. Cụ thể, việc đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà hiện được thực hiện chủ yếu do cá nhân/tổ chức tự đầu tư, thỏa thuận với các đơn vị điện lực thuộc EVN đấu nối lên lưới điện và thực hiện trực tiếp hợp đồng mua bán điện.
Trong quá trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi phát điện lên lưới không có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước nên gặp nhiều khó khăn trong đảm bảo vai trò quản lý nhà nước trong thực thi đúng quy định pháp luật liên quan.
Đồng thời, các văn bản pháp luật, hướng dẫn của các bộ, ngành còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, do đó, các cơ quan quản lý nhà nước hiện còn lúng túng trong hướng dẫn các nhà đầu tư xử lý dự án điện mặt trời mái nhà không thực hiện đảm bảo quy định pháp luật; đặc biệt là các dự án điện mặt trời mái nhà trên các công trình nông nghiệp.
Việc phát triển tràn lan hệ thống điện mặt trời mái nhà không nằm trong quy hoạch nguồn điện nên có những thời điểm quá tải nguồn cung, gây khó khăn trong vận hành hệ thống điện. Ngành điện phải thường xuyên thực hiện cắt giảm nguồn điện mặt trơi cũng như nguồn năng lượng tái tạo khác trong hệ thống điện quốc gia, gây lãng phí nguồn lực xã hội, ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của nhiều nhà đầu tư.
Trước thực trạng nêu trên, tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị cấp thiết phải ban hành văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể để vừa khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cũng kiểm soát, không để xảy ra phát triển tràn lan nhiều trang trại mặt trời dưới 1MWp, có chế tài xử lý đối với các dự án không đảm bảo quy định pháp luật.
Tỉnh đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo EVN yêu cầu các đơn vị trực thuộc, trước khi thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện các dự án trên mái công trình nông nghiệp, phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện kiểm tra, xác nhận phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, công năng, mục đích sử dụng.
Đối với các trang trại kết hợp điện mặt trời mái nhà, phải được xác nhận đảm bảo tiêu chí của kinh tế trang trại theo Thông tư 02/2020.
Điện mặt trời mái nhà phát triển ‘nóng’, hàng trăm dự án tắc lối ra
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.