Tiêu điểm
Quảng Ninh nhìn thẳng vào hạn chế để tạo đà bứt phá kinh tế
Dù đạt nhiều thành tựu, tỉnh Quảng Ninh không né tránh hạn chế, nỗ lực tìm giải pháp khắc phục để bứt phá với mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025.
Sau một năm thực hiện Nghị quyết 176/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, ngoài chỉ tiêu về tăng trưởng GRDP không đạt kỳ vọng do ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận những thành tựu đáng kể với 11/12 chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch.
Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 19 triệu lượt, tăng 22% so với năm 2023, trong đó có ba triệu lượt khách quốc tế. Các chỉ số kinh tế khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng khích lệ.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 12,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 12,6%. Doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ tăng 29%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 100% kế hoạch. Chi an sinh xã hội tăng 23%, hơn 31,3 nghìn lượt việc làm đã được tạo thêm, đạt 104% kế hoạch năm.
Những kết quả này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của Quảng Ninh, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ, du lịch và an sinh xã hội. Một số huyện miền núi như Bình Liêu, Tiên Yên và Đầm Hà cũng đạt nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện chất lượng sống cho người dân địa phương.

Dù đạt nhiều thành tích, các đại biểu tham dự kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Ninh lần thứ 23 đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra nhiều giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu của năm 2025, đặc biệt là tăng trưởng GRDP kỳ vọng chạm mốc 12%.
Một trong những điểm nghẽn lớn nhất là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, chỉ đạt 48% kế hoạch vốn và 33,4% đối với vốn kéo dài. Nguyên nhân chính bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư chưa chặt chẽ, giải phóng mặt bằng chậm và ảnh hưởng từ thiên tai như bão số 3.
Một số khoản thu ngân sách nội địa, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất, chỉ đạt 29% kế hoạch năm, gây ảnh hưởng đến nguồn lực cho các dự án đầu tư công. Ngoài ra, việc giao khu vực biển theo quy hoạch và giải quyết nguồn vật liệu san lấp cho các dự án cũng chưa được thực hiện kịp thời.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, cơ sở vật chất của nhiều trường học bị ảnh hưởng bởi bão vẫn chưa được khắc phục, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở như nhà văn hóa thôn, xã xuống cấp, chưa đạt chuẩn. Tình hình tai nạn lao động và tỷ lệ người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng gia tăng.
Việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử, bộ tiêu chí khu dân cư văn hóa kiểu mẫu chưa có kết quả cụ thể; một số chỉ tiêu về thiết chế văn hóa cơ sở chưa đạt mục tiêu; văn bản quản lý tài chính lễ hội và tiền công đức còn chậm ban hành; đề án phát triển làng nghề truyền thống triển khai chậm, sản phẩm thiếu đầu ra ổn định.
Tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, với các vụ việc liên quan đến an ninh mạng, tội phạm vị thành niên và tai nạn giao thông tăng cả ba tiêu chí.

Đề xuất giải pháp cho năm 2025
Năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV. Các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục tồn tại và tạo đà phát triển bền vững.
Thứ nhất, tỉnh cần thực hiện nghiêm kỷ luật trong giải ngân vốn đầu tư công, rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư. Đặc biệt, cần ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp để đảm bảo hoàn thành trong năm 2025. Công tác chuẩn bị đầu tư cần được cải thiện, đặc biệt trong việc xử lý các vướng mắc liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất và rừng.
Về tài chính - ngân sách, Quảng Ninh cần nuôi dưỡng nguồn thu, mở rộng cơ sở thu và tập trung các nguồn thu mới từ thuế, phí. Đồng thời, thu hồi nợ đọng thuế và tăng hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Về phát triển kinh tế biển, các đại biểu đề xuất đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản bền vững và phát triển du lịch trải nghiệm tại các khu vực ven biển như Vịnh Bái Tử Long. Cần sớm giao mặt bằng biển và cấp phép cho các tổ chức, cá nhân, đảm bảo phát triển kinh tế biển song hành với bảo vệ môi trường.
Về quản lý nhà nước, cần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, quy hoạch và đầu tư. Đẩy mạnh chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục hành chính, và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ hiện đại.
Về văn hóa - xã hội, tỉnh cần khắc phục nhanh chóng cơ sở vật chất giáo dục bị ảnh hưởng sau bão, nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Việc giảm nghèo theo tiêu chí của tỉnh cũng cần được chú trọng hơn, đảm bảo cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Về an ninh trật tự, các giải pháp phòng, chống tội phạm, đặc biệt trên không gian mạng, cần được tăng cường. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình an ninh cơ sở, giữ vững các địa bàn sạch ma túy.
Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp mong muốn tỉnh tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng việc duy trì Café Doanh nhân và thành lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ hàng tuần, hàng tháng.
Các doanh nghiệp trong tỉnh cũng cam kết đồng hành, đóng góp ý kiến để cùng tỉnh đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Năm 2025 được kỳ vọng là năm bứt phá của Quảng Ninh, với mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 12%, thu ngân sách vượt chỉ tiêu Trung ương giao, và mở rộng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Những thách thức còn tồn tại đòi hỏi sự quyết tâm và phối hợp hiệu quả từ các cấp, ngành, và địa phương. Bằng cách khắc phục hạn chế, tận dụng lợi thế, Quảng Ninh có cơ hội tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Quảng Ninh khẳng định vị trí tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính
Quảng Ninh với mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp
Mô hình mới mà Quảng Ninh thí điểm tập trung tất cả quy trình về một đầu mối duy nhất, giúp giảm thời gian xử lý và tránh sự phân tán trong quản lý.
Quảng Ninh tiên phong cải cách bộ máy và tinh giản biên chế
Quảng Ninh tiên phong trong cải cách quản trị công, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, mở đường cho sự đổi mới và phát triển bền vững.
Tỉnh Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó
Quảng Ninh tiên phong cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp bằng chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.