Cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi vẫn chưa tạo được lợi thế khác biệt để kêu gọi, thu hút nhà đầu tư tìm tới tỉnh Quảng Trị.
Năm 2021 ghi nhận nhiều tập đoàn, công ty lớn khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Quảng Trị.
Các dự án đáng chú ý có thể kể đến Tập đoàn Sangshin (Hàn Quốc) xây dựng hồ sơ đề xuất thực hiện dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Cụm công nghiệp Đông Ái Tử, dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng - giai đoạn 1, dự án đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng khu Kinh tế Đông Nam.
Khả năng hấp thụ và chất lượng vốn FDI trong năm 2021 đã có bước tiến so với những năm trước (thu hút 2 dự án lớn với tổng mức đầu tư hơn 50 triệu USD), công nghệ cao, công nghệ nguồn, các dự án tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Tuy nhiên, theo Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị, kết quả thu hút và cấp phép đầu tư FDI chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Kết thúc năm 2021, tỉnh có 3 dự án FDI được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nguyên nhân, nằm ở yếu tố cơ sở hạ tầng và các chính sách hỗ trợ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Trong đó, hạ tầng vẫn là “nút thắt” trong kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Trị.
Điển hình, khu kinh tế Đông Nam được kỳ vọng là đòn bẩy, động lực tăng trưởng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Trị. Tuy vậy, hơn 5 năm sau khi thành lập; hơn 4 năm kể từ thời điểm duyệt quy hoạch chung, hoạt động thu hút để hiện thực hóa mục tiêu đã được Chính phủ phê duyệt vẫn rất khó khăn.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu của khu kinh tế Đông Nam (như đường trung tâm trục dọc khu kinh tế dài 23,5km) đã cơ bản hoàn thành giai đoạn. Tuy nhiên hệ thống cấp điện, cấp nước... chưa được đầu tư.
Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi đầu tư nói chung của tỉnh Quảng Trị chưa tạo được lợi thế thực sự khác biệt để kêu gọi, thu hút đầu tư do nguồn lực của tỉnh còn nhiều hạn chế.
Vấn đề tiếp theo, với nguồn ngân sách còn hạn chế, đặc biệt phải ưu tiên cho phòng chống dịch bệnh COVID – 19, vì vậy, quá trình thẩm định và giải ngân kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.
Đồng thời, hoạt động xúc tiến đầu tư đang trong quá trình điều chỉnh cách thức thực hiện (để phù hợp hơn với diễn biến phức tạp của dịch bệnh) và vẫn còn manh tính chất "sự vụ, sự việc”. Vì vậy, chưa phát huy hết hiệu quả như kỳ vọng.
Đồng thời, áp lực cạnh tranh thu hút vốn đầu tư FDI với các địa phương, quốc gia khác cũng như việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng, trình độ chuyên môn cao và có tay nghề để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên.
Công tác giải phóng mặt bằng chậm, không đảm bảo tiến độ bàn giao, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong triển khai thực hiện dự án cũng như ái ngại trong việc quyết định đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định.
Trong năm 2021, tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận 4 hồ sơ đề xuất thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, 3 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư gồm: Khu công nghiệp Quảng Trị với tổng mức đầu tư khoảng 88,3 triệu USD của liên doanh các nhà đầu tư VSIP (Singapore) – Amata (Thái Lan) – Sumitomo (Nhật Bản); Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị - giai đoạn 1 với tổng vốn khoảng 2,3 tỷ USD của liên doanh Công ty CP Tập đoàn T&T (Việt Nam) – Hanwha energy (Hàn Quốc) – Korea Southern Power (Hàn Quốc) – Korea Gas (Hàn Quốc), Sangshin Central Việt Nam 3,5 triệu USD của Sangshin Electronics Co.Ltd. (Hàn Quốc).
Một dự án đang trong quá trình giải trình, hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên môn là dự án “Nền tảng phát triển nâng cao chất lượng sống – LEEP.APP (Life Enhancement Ecosystem Platform” với tổng vốn đầu tư 0,3 triệu USD của Boon Global Limited (Hồng Kong).
Cũng trong năm 2021, tỉnh tiếp nhận 4 hồ sơ đề nghị góp vốn mua cổ phần. Trong số này, 2 trường hợp được xác định đủ điều kiện (Công ty VN Green Holdings Pte.Ltd đề xuất mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty TNHH MTV Điện mặt trời Quảng Trị với số vốn góp khoảng 242 tỷ đồng (chiếm 100% tổng vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Điện mặt trời Quảng Trị), Công ty SHAIYOO AA Việt Nam đề xuất mua 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH Long Hưng Thịnh Quảng Trị.
Một hồ sơ đang trong quá trình thẩm định là Progreen Power Private Limited đề xuất mua lại phần vốn góp của Công ty TNHH Progreen Power Quảng Trị với số vốn gần 6,9 tỷ đồng (chiếm 77,4% tổng vốn điều lệ của Công ty TNHH PROGREEN POWER Quảng Trị).
Tính đến hết năm 2021 vừa qua, vốn đầu tư thực hiện các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đạt gần 6 triệu USDrong đó, vốn từ nước ngoài ước đạt 1,6 triệu USD. Doanh thu của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 102 triệu USD (bằng 149% so với năm 2020), giá trị xuất khẩu ước đạt 74 triệu USD (181% so với năm 2020), giá trị nhập khẩu ước 33 triệu USD (568% so năm 2020).
Được coi là một trong các khu vực sống sôi động nhất Hà Nội, những diễn biến mới nhằm hoàn thiện hạ tầng giáo dục cho cư dân tại quận Hoàng Mai đang được chú ý. Đây cũng là động lực quan trọng khiến người có nhu cầu ở thực thêm yên tâm mua nhà tại quận Hoàng Mai.
Sỡ hữu nghìn lẻ một trải nghiệm sống đa sắc màu, lại mở ra cơ hội đầu tư sinh lời từ bất động sản biển sở hữu lâu dài, nhà phố Sông Town - CaraWorld đang thành tâm điểm đầu tư được săn đón.