Quốc Cường Gia Lai bán 2 nhà máy thủy điện

Dũng Phạm Thứ ba, 21/05/2024 - 06:32

Nếu thương vụ chuyển nhượng thành công, ngoài khoảng 300 tỷ đồng tất toán dư nợ vay dự án, Quốc Cường Gia Lai sẽ có thêm 315 tỷ đồng dòng tiền kinh doanh và thu hồi thêm được tài sản là các lô đất đang thế chấp ngân hàng.

Mới đây, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã thông qua việc chuyển nhượng nhà máy Thủy điện IA Grai 2 và nhà máy Thủy điện Ayun Trung tại Gia Lai.

Cụ thể, nhà máy thủy điện IA Grai 2 có tổng công suất 7,5MW, sẽ được chuyển nhượng với giá trị 235 tỷ đồng. Nhà máy thủy điện Ayun Trung có giá trị chuyển nhượng 380 tỷ đồng, có công suất lắp máy 13MW.

Việc chuyển nhượng được thực hiện với mục đích tái cơ cấu đầu tư, dự kiến được thực hiện trong quý 2 – quý 3 năm nay.

Tại ngày 31/3/2024, Quốc Cường Gia Lai vay Vietcombank gần 300 tỷ đồng để tài trợ 2 dự án thủy điện trên. Cả hai khoản vay này sẽ đáo hạn năm 2029.

Nếu thương vụ chuyển nhượng thành công, ngoài khoảng 300 tỷ đồng tất toán dư nợ tài chính hiện tại, Quốc Cường Gia Lai sẽ có thêm 315 tỷ đồng dòng tiền kinh doanh và thu hồi thêm được các tài sản là các lô đất tại phường 7, quận 8, TP.HCM đang thế chấp kèm cho hai khoản vay trên.

Việc Quốc Cường Gia Lai thực hiện cơ cấu tài sản diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh liên tục sụt giảm. Doanh thu thuần quý I/2024 của công ty đạt chưa tới 40 tỷ đồng, công ty chỉ có lãi hơn 1 tỷ đồng nhờ khoản doanh thu tài chính 6,4 tỷ đồng.

Tháng trước, Hội đồng xét xử vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã yêu cầu Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là 2.882 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án. Đồng thời tiếp tục kê biên 475 bất động sản liên quan đến Quốc Cường Gia Lai để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Sau đó công ty của bà Nguyễn Thị Như Loan đã có đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm của TAND TP HCM về yêu cầu này. Công ty cho rằng, phán quyết của tòa chưa đúng và chưa khách quan, qua đó "gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Quốc Cường Gia Lai".

Được biết, Quốc Cường Gia Lai được UBND TP.HCM chấp thuận làm chủ đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Bắc Phước Kiển, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM với diện tích hơn 90 ha. 

Đầu năm 2017, khi chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng, công ty ký hợp đồng hứa mua hứa bán dự án trên cho Sunny Island, một pháp nhân có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Sunny Island sau đó đã thanh toán cho Quốc Cường Gia Lai hơn 2.882 tỷ đồng và nắm giữ các giấy tờ nhà đất liên quan đến 65ha. Cho rằng đối tác vi phạm nghĩa vụ thanh toán, năm 2020, công ty khởi kiện Sunny Island ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Ngược lại Sunny Island gửi đơn tố cáo đến Công an TP.HCM về việc Quốc Cường Gia Lai bán dự án khi chưa hoàn tất đền bù.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, toàn bộ hồ sơ đền bù 65 ha của dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển được xác định là tài liệu chứng cứ của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo phán quyết của tòa án, Quốc Cường Gia Lai phải trả lại số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan, nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tiêu điểm -  8 tháng
Theo bản án, Hội đồng xét xử đã buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 2.800 tỷ đồng, Công ty CP T&H Hạ Long và công ty Âu Lạc thuộc Tập đoàn Tuần Châu phải nộp lại số tiền hơn 6.000 tỷ đồng.
Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tiêu điểm -  8 tháng
Theo bản án, Hội đồng xét xử đã buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 2.800 tỷ đồng, Công ty CP T&H Hạ Long và công ty Âu Lạc thuộc Tập đoàn Tuần Châu phải nộp lại số tiền hơn 6.000 tỷ đồng.
HDBank và ePass ra mắt thẻ vạn năng '3 trong 1'

HDBank và ePass ra mắt thẻ vạn năng '3 trong 1'

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

HDBank chính thức ra mắt "thẻ vạn năng" HDBank ePass3in1, góp phần cách mạng hóa thanh toán phí giao thông không dừng tại Việt Nam.

Sacombank Pay phiên bản mới với nhiều tính năng nổi bật

Sacombank Pay phiên bản mới với nhiều tính năng nổi bật

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Sacombank chính thức ra mắt phiên bản 2.4.2 của ứng dụng Sacombank Pay, mang đến những cải tiến vượt trội nhằm nâng cao trải nghiệm ngân hàng số cho khách hàng.

Đầu tư vào Gen Z là đầu tư cho tương lai doanh nghiệp

Đầu tư vào Gen Z là đầu tư cho tương lai doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Đầu tư vào Gen Z giờ đây không còn là một lựa chọn, mà là chiến lược bắt buộc để doanh nghiệp thành công trong tương lai.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 65 tỷ USD trong năm tới

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 65 tỷ USD trong năm tới

Tiêu điểm -  5 giờ

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,4 – 3,5% trong năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64 – 65 tỷ USD.

Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?

Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới.

Xuất khẩu gạo 2025 gặp nhiều thách thức

Xuất khẩu gạo 2025 gặp nhiều thách thức

Tiêu điểm -  6 giờ

Sự trở lại của các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu nhập khẩu bị thu hẹp sẽ khiến xuất khẩu gạo gặp nhiều thách thức trong năm tới.

Lotte Finance gỡ nút thắt nguồn vốn kinh doanh nhượng quyền

Lotte Finance gỡ nút thắt nguồn vốn kinh doanh nhượng quyền

Tiêu điểm -  8 giờ

Gỡ nút thắt nguồn vốn, mô hình nhượng quyền tại Việt Nam sẽ không chỉ mở rộng nhanh chóng mà còn tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm mới.