Quốc Cường Gia Lai bán 2 nhà máy thủy điện

Dũng Phạm Thứ ba, 21/05/2024 - 06:32

Nếu thương vụ chuyển nhượng thành công, ngoài khoảng 300 tỷ đồng tất toán dư nợ vay dự án, Quốc Cường Gia Lai sẽ có thêm 315 tỷ đồng dòng tiền kinh doanh và thu hồi thêm được tài sản là các lô đất đang thế chấp ngân hàng.

Mới đây, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã thông qua việc chuyển nhượng nhà máy Thủy điện IA Grai 2 và nhà máy Thủy điện Ayun Trung tại Gia Lai.

Cụ thể, nhà máy thủy điện IA Grai 2 có tổng công suất 7,5MW, sẽ được chuyển nhượng với giá trị 235 tỷ đồng. Nhà máy thủy điện Ayun Trung có giá trị chuyển nhượng 380 tỷ đồng, có công suất lắp máy 13MW.

Việc chuyển nhượng được thực hiện với mục đích tái cơ cấu đầu tư, dự kiến được thực hiện trong quý 2 – quý 3 năm nay.

Tại ngày 31/3/2024, Quốc Cường Gia Lai vay Vietcombank gần 300 tỷ đồng để tài trợ 2 dự án thủy điện trên. Cả hai khoản vay này sẽ đáo hạn năm 2029.

Nếu thương vụ chuyển nhượng thành công, ngoài khoảng 300 tỷ đồng tất toán dư nợ tài chính hiện tại, Quốc Cường Gia Lai sẽ có thêm 315 tỷ đồng dòng tiền kinh doanh và thu hồi thêm được các tài sản là các lô đất tại phường 7, quận 8, TP.HCM đang thế chấp kèm cho hai khoản vay trên.

Việc Quốc Cường Gia Lai thực hiện cơ cấu tài sản diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh liên tục sụt giảm. Doanh thu thuần quý I/2024 của công ty đạt chưa tới 40 tỷ đồng, công ty chỉ có lãi hơn 1 tỷ đồng nhờ khoản doanh thu tài chính 6,4 tỷ đồng.

Tháng trước, Hội đồng xét xử vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã yêu cầu Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là 2.882 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án. Đồng thời tiếp tục kê biên 475 bất động sản liên quan đến Quốc Cường Gia Lai để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Sau đó công ty của bà Nguyễn Thị Như Loan đã có đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm của TAND TP HCM về yêu cầu này. Công ty cho rằng, phán quyết của tòa chưa đúng và chưa khách quan, qua đó "gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Quốc Cường Gia Lai".

Được biết, Quốc Cường Gia Lai được UBND TP.HCM chấp thuận làm chủ đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Bắc Phước Kiển, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM với diện tích hơn 90 ha. 

Đầu năm 2017, khi chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng, công ty ký hợp đồng hứa mua hứa bán dự án trên cho Sunny Island, một pháp nhân có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Sunny Island sau đó đã thanh toán cho Quốc Cường Gia Lai hơn 2.882 tỷ đồng và nắm giữ các giấy tờ nhà đất liên quan đến 65ha. Cho rằng đối tác vi phạm nghĩa vụ thanh toán, năm 2020, công ty khởi kiện Sunny Island ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Ngược lại Sunny Island gửi đơn tố cáo đến Công an TP.HCM về việc Quốc Cường Gia Lai bán dự án khi chưa hoàn tất đền bù.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, toàn bộ hồ sơ đền bù 65 ha của dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển được xác định là tài liệu chứng cứ của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo phán quyết của tòa án, Quốc Cường Gia Lai phải trả lại số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan, nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tiêu điểm -  5 tháng
Theo bản án, Hội đồng xét xử đã buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 2.800 tỷ đồng, Công ty CP T&H Hạ Long và công ty Âu Lạc thuộc Tập đoàn Tuần Châu phải nộp lại số tiền hơn 6.000 tỷ đồng.
Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tiêu điểm -  5 tháng
Theo bản án, Hội đồng xét xử đã buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 2.800 tỷ đồng, Công ty CP T&H Hạ Long và công ty Âu Lạc thuộc Tập đoàn Tuần Châu phải nộp lại số tiền hơn 6.000 tỷ đồng.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.