RCEP có thể có hiệu lực vào đầu 2022

Phương Anh Thứ sáu, 17/09/2021 - 18:05

Việt Nam đang hoàn tất các bước cuối cùng, và kỳ vọng tham gia vào nhóm nước đầu tiên phê chuẩn RCEP.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh mới đây cho biết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến có thể hoàn thành phê duyệt trước tháng 11/2021.

Nếu đến ngày 31/10/2021, sáu nước ASEAN cùng một đối tác khác trong số ba nước Hàn Quốc, New Zealand và Australia hoàn thành phê chuẩn, RCEP sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2022.

Thông tin này được đưa ra trong cuộc họp báo về thông tin tiến trình phê chuẩn RCEP, cũng như những ưu tiên hợp tác kinh tế của ASEAN sau khi kết thúc hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 53 và các hội nghị liên quan.

Theo quy định của RCEP, hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất sáu nước ASEAN và một trong ba nước đối tác hoàn tất thủ tục phê duyệt/phê chuẩn hiệp định, và nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn tới cơ quan lưu chiểu (Tổng Thư ký ASEAN).

Thứ trưởng cho biết cho đến nay, Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn RCEP vào ngày 9/4/2021, sau đó Trung Quốc và Nhật Bản cũng có động thái tương tự.

Các nước ASEAN còn lại như Brunei, Campuchia, Thái Lan, Lào dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục phê chuẩn trước tháng 11 năm nay. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia và Philippines dự kiến hoàn thành thủ tục vào cuối năm nay.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thông tin cho biết Việt Nam đang hoàn tất các bước cuối cùng, và rất hy vọng tham gia vào nhóm nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định. Dự kiến có thể hoàn thành phê duyệt RCEP trước tháng 11/2021.

RCEP được đánh giá là một trong những thành tựu lớn đóng góp vào thành công chung của Việt Nam trong năm 2020 trên cương vị Chủ tịch ASEAN.

Khi đó, với vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tọa Hội nghị bộ trưởng RCEP, Việt Nam đã chủ động cùng với các nước ASEAN đưa ra các sáng kiến giúp xử lý những vấn đề tồn đọng để có thể kết thúc đàm phán, và ký kết hiệp định bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37.

Tiếp nối thành công đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế cũng như gây gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực, các nước ASEAN và 5 nước đối tác đều mong muốn RCEP sớm có hiệu lực, cụ thể là vào đầu năm 2022, nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế khu vực sau đại dịch.

RCEP là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và các nước đối tác, bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Hiệp định này sau khi ký kết và thực thi sẽ tạo nên một thị trường thương mại tự do lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, GDP xấp xỉ 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng gần 30% GDP toàn cầu và là khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trước thềm RCEP

Thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trước thềm RCEP

Tiêu điểm -  4 năm
Thách thức mà Hiệp định RCEP đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là không nhỏ khi mà nước ta nhập siêu phần lớn từ các quốc gia trong RCEP - nơi các nền kinh tế đều định hướng xuất khẩu.
Thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trước thềm RCEP

Thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trước thềm RCEP

Tiêu điểm -  4 năm
Thách thức mà Hiệp định RCEP đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là không nhỏ khi mà nước ta nhập siêu phần lớn từ các quốc gia trong RCEP - nơi các nền kinh tế đều định hướng xuất khẩu.
Đầu tư châu Âu vào Việt Nam: Chật vật giữa những điểm nghẽn hệ thống

Đầu tư châu Âu vào Việt Nam: Chật vật giữa những điểm nghẽn hệ thống

Tiêu điểm -  20 giờ

Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khi khu vực đang chạy đua để thu hút đầu tư nước ngoài, theo EuroCham.

TheLEADER tổ chức Diễn đàn đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới

TheLEADER tổ chức Diễn đàn đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới

Tiêu điểm -  1 ngày

Diễn đàn "Đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới" do TheLEADER tổ chức vào chiều ngày 3/7 tới tại Hà Nội.

Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự

Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự

Tiêu điểm -  3 ngày

Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.

Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết

Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết

Tiêu điểm -  3 ngày

Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.

Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ

Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ

Tiêu điểm -  4 ngày

Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Startup AI Hay nhận vốn 10 triệu USD, đã có 15 triệu người dùng

Startup AI Hay nhận vốn 10 triệu USD, đã có 15 triệu người dùng

Doanh nghiệp -  9 giờ

Hiện tại, AI Hay đã huy động được tổng cộng nguồn vốn lên tới 18 triệu USD, tập trung vào mô hình AI bản địa, thay thế các công cụ tìm kiếm truyền thống.

HAGL muốn nâng kế hoạch lợi nhuận lên 1.500 tỷ đồng

HAGL muốn nâng kế hoạch lợi nhuận lên 1.500 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  9 giờ

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dự kiến điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2025 từ 1.114 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.

Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông

Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Ngày 2 tháng 7, Vietnam Airlines và Saudia chính thức hợp tác liên danh (codeshare) nhằm tăng cường khả năng kết nối cho hành khách di chuyển giữa Việt Nam và Ả Rập Xê Út.

‘Doanh nhân không cần đặc lợi, chỉ cần niềm tin để bứt phá’

‘Doanh nhân không cần đặc lợi, chỉ cần niềm tin để bứt phá’

Leader talk -  14 giờ

Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025 (VPSF) là nơi để các doanh nhân gửi gắm niềm tin về một thể chế mạnh, chính sách ổn định và lòng tin được khơi dậy.

Chuyển hóa khủng hoảng thương hiệu thành cơ hội: 'Tái sinh'  từ vùng xám thông tin

Chuyển hóa khủng hoảng thương hiệu thành cơ hội: 'Tái sinh' từ vùng xám thông tin

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Khoảng trống thông tin là "mồi lửa" thổi bùng khủng hoảng thương hiệu nhưng nếu được xử lý đúng cách sẽ thể trở thành cơ hội để doanh nghiệp tái sinh mạnh mẽ.

Việt Nam cần gì để có thêm nhiều 'kỳ lân' tỷ đô?

Việt Nam cần gì để có thêm nhiều 'kỳ lân' tỷ đô?

Leader talk -  14 giờ

Nếu có thể hình thành được 20 - 30 doanh nghiệp định giá 100 triệu USD, khả năng xuất hiện 5 - 7 kỳ lân định giá trên 1 tỷ USD sẽ khả thi.

Casino 2 tỷ USD và bước ngoặt mới của Vân Đồn

Casino 2 tỷ USD và bước ngoặt mới của Vân Đồn

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Siêu dự án 2 tỷ USD có casino vừa chính thức được phê duyệt là bước ngoặt chiến lược trong hành trình phát triển du lịch giải trí cao cấp tại Vân Đồn

Đọc nhiều