Doanh nghiệp
Riki Sport bước ra khỏi vùng an toàn
Startup trang phục thể thao Riki Sport của người Việt hướng tới mục tiêu doanh thu 200 tỷ đồng chấp nhận chuyển mình từ mô hình truyền thống sang bán hàng D2C.
Startup trang phục thể thao tự tin tăng trưởng
Riki Sport được biết đến là startup về thương hiệu trang phục thi đấu thể thao chất lượng, phong cách với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng Việt Nam, bắt đầu với sản phẩm chủ lực là đồ thi đấu bóng đá.
Vũ Như Yến, Giám đốc điều hành Riki Sport cho biết, trước năm 2019, thị trường đồ thi đấu bóng đá hoàn toàn không có khái niệm thương hiệu Việt. Tuy nhiên, ngày nay hơn 95% sản phẩm thấy trên sân cỏ mang thương hiệu Việt, điển hình như Riki đã góp phần làm thay đổi thói quen người tiêu dùng với bộ môn thi đấu bóng đá.
Tầm nhìn của Riki Sport là phát triển thành doanh nghiệp cung cấp trang phục thi đấu thể thao hàng đầu Việt Nam với mục tiêu doanh thu 200 tỷ đồng năm 2025, đạt 300 tỷ đồng 2026, tỷ suất biên lợi nhuận trên 17%.
CEO Riki Sport tự tin với mục tiêu này vì thị trường trang phục thi đấu thể thao đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ do nhận thức người dân ngày càng muốn nâng cao sức khỏe.
Trong khi đó, Riki Sport đã có gần 10 năm kinh nghiệm sản xuất trang phục thể thao trong và ngoài nước. Sản phẩm Riki Sport được sản xuất khép kín, chỉ riêng phần may là gia công từ các hộ kinh doanh để có thể giảm bớt giá thành và vải được nhập từ các công ty vải trong nước.
Kênh phân phối chính là B2B (business to business - doanh nghiệp bán hàng tới doanh nghiệp), với sáu nhà phân phối gồm một nhà phân phối ở miền Bắc, bốn nhà phân phối ở TP.HCM, bản thân Riki Sport là kho tổng và cũng chính là một nhà phân phối.
Ba tháng gần đây, công ty mới tiến hành bán trên kênh thương mại điện tử. Đến với Shark Tank Việt Nam, Riki Sport gọi vốn 15 tỷ đồng cho 10% cổ phần công ty.
Nói về là lý do gọi vốn, CEO Vũ Như Yến chia sẻ, nếu chỉ dừng ở ngưỡng an toàn, sản xuất ra số lượng, cạnh tranh về giá, Riki Sport hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, để có thể gia tăng doanh thu và đưa thương hiệu Việt đi xa hơn nữa, thì startup cần có thêm nhiều nguồn lực đóng góp.
Nói về lợi thế cạnh tranh, người đứng đầu startup cho rằng, tại thị trường Việt Nam không có nhiều thương hiệu mạnh hơn Riki Sport. Ngoài ra, Riki Sport tập trung vào tính năng sản phẩm để làm thế mạnh cạnh tranh cho mình.
Ở góc độ đầu tư, đây là thị trường rất lớn, hiện tại Riki Sport có khả năng sản xuất, có hệ thống phân phối, tuy chưa phủ rộng hết Việt Nam nhưng mục tiêu hết năm 2025 sẽ phủ hết thị trường trong nước bằng tất cả các kênh đại lý.
Phía Riki Sport cho biết sẽ dùng 50% số tiền được đầu tư để mở rộng danh mục sản phẩm cũng như phát triển kho ở miền Bắc, cũng như miền Trung để có thể tiếp cận gần hơn các đại lý.
Bài toán của ngành may mặc
Dù có rất nhiều lợi thế, nhưng bản thân mô hình của Riki Sport cũng vẫn tồn tại những điểm hạn chế. Shark Thái nhận xét, ngành may mặc nếu đầu tư quá nhiều tiền cho sản xuất, cho nhà xưởng thì chưa hợp lý.
Còn Shark Minh Beta lại băn khoăn về khả năng phát triển của startup. Tương tự, Shark Phi Vân lo ngại startup đang tập trung vào sản xuất truyền thống nhiều quá.
Về phía Shark Bình, ông cho biết thị trường sản xuất và phân phối truyền thống tương đối phân mảnh, cạnh tranh cao, đó là quy luật chung của nhiều ngành. Với sự cạnh tranh của thương mại điện tử trực tiếp D2C (direct-to-consumer - bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng) sẽ chịu nhiều rủi ro.
Theo Shark Bình, để phát triển, startup nên chuyển đổi mô hình và sớm tiến đến bán lẻ.
"D2C cũng có nhiều cách, bạn sẽ không thể D2C mà cạnh tranh trực tiếp đến các nhà phân phối cho mình, mà phải tạo ra một thương hiệu khác, mẫu mã khác làm sao không đụng hàng giữa hai kênh", ông nói.
Để làm được điều này, Shark Bình cho biết có thể bổ sung cho startup từ hệ sinh thái Next Commerce - công ty con trực thuộc Tập đoàn NextTech. Ngoài ra, về khía cạnh cá nhân, Shark Bình là người chơi thể thao nhiều, các thương hiệu quần áo thể thao có thể tận dụng hình ảnh của Shark để truyền thông.
Chia sẻ thêm về các kế hoạch sắp tới, CEO Vũ Như Yến cho biết, mục tiêu ngắn hạn của startup đến hết năm 2025 sẽ phủ rộng danh mục sản phẩm mà thị trường Việt Nam đang phát triển như: môn cầu lông, pickleball...
Song song đó, phát triển nhánh hàng riêng để xâm nhập thị trường bán lẻ và từ đó định vị thương hiệu trên kênh thương mại điện tử, và sự lan tỏa này sẽ thúc đẩy ngược lại kênh đại lý phát triển.
Định hướng này được Shark Bình nhận định là hợp lý với chiến lược của NextTech. Cuối cùng, Riki Sport đã nhận đầu tư 15 tỷ đồng cho 15% cổ phần kèm yêu cầu phát triển kênh D2C cùng hệ sinh thái Next Commerce của Shark Bình.
Startup Việt định danh cổ vật triều Nguyễn trên không gian số
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Amazon đầu tư 230 triệu USD cho các startup trí tuệ nhân tạo
Theo thống kê của Amazon, khoảng 96% các startup kỳ lân trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, máy học đều đang vận hành trên nền tảng Amazon Web Services.
Startup AI y tế đầu tiên của Việt Nam sở hữu FDA Hoa Kỳ
Không chỉ “lớn nhanh” về mặt quy mô, giờ đây công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế của VinBrain đã phát triển toàn diện hơn, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của ngành y tế hiện đại, từ hỗ trợ chẩn đoán, điều trị, cho tới quản lý dữ liệu bệnh viện.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.