Sabeco hưởng lợi khi người tiêu dùng uống bia rẻ hơn

Trần Anh Chủ nhật, 14/08/2022 - 20:00

Trong giai đoạn trước Covid-19, phân khúc bia cận cao cấp có mức tăng trưởng mạnh nhất ở hai con số, trong khi phân khúc phổ thông chỉ tăng một con số so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các động lực tăng trưởng đã thay đổi sau đại dịch. Trước áp lực lạm phát tăng cao, khách hàng có xu hướng tiêu dùng những loại bia rẻ hơn, đây là lợi thế lớn cho Sabeco.

Tại cuộc họp với chuyên viên phân tích vừa qua, ban lãnh đạo Bia Sài Gòn (Sabeco) cho biết giá bán bình quân tăng, cơ cấu sản phẩm tốt hơn và hiệu quả sản xuất được cải thiện đã giúp đơn vị đạt mức tăng lợi nhuận ròng theo quý cao nhất từ trước đến nay.

Tăng trưởng doanh thu được thúc đẩy bởi sự phục hồi sản lượng mạnh mẽ và giá bán trung bình tăng. Sabeco đã tăng thêm thị phần nhờ vị thế thống trị trong phân khúc thị trường bia phổ thông và khu vực miền Nam, và giành thêm thị phần ở phân khúc phổ thông cao cấp và miền Bắc.

Mặc dù tình hình cạnh tranh vẫn còn gay gắt, nhưng Sabeco đã giành được thị phần trong phân khúc khách hàng phổ thông, bất chấp tiêu dùng sụt giảm sau đại dịch. Trước áp lực lạm phát tăng cao, khách hàng có xu hướng tiêu dùng những loại bia rẻ hơn, đây là lợi thế của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn trước Covid-19, phân khúc bia cận cao cấp có mức tăng trưởng mạnh nhất ở hai con số, trong khi phân khúc phổ thông chỉ tăng một con số so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các động lực tăng trưởng đã thay đổi sau đại dịch.

Mặc dù cả hai phân khúc hiện đều tăng trưởng ở mức một con số so với cùng kỳ, nhưng quy mô của phân khúc bia cận cao cấp đã thu hẹp lại so với tổng quy mô thị trường và được thay thế bằng các loại bia giá cả phải chăng hơn.

Mặt khác, ban lãnh đạo Saebco cho biết mức độ sức mạnh của các thương hiệu của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể nhờ các chiến lược marketing hiệu quả. Tỷ lệ cân nhắc và chỉ số sức mạnh các thương hiệu danh mục sản phẩm của Sabeco tăng trong đó doanh số của Saigon Special đặc biệt tăng mạnh sau thành công từ việc tái cơ cấu thương hiệu vào tháng 4/2022

Tỷ suất lợi nhuận gộp quý II đạt mức cao kỷ lục 34,3% nhờ vào ba yếu tố. Đó là giá bán bình quân được điều chỉnh tăng mạnh (dù mức tăng vẫn dưới 10% nhưng cao hơn hẳn mức tăng 2~3% trước đó); cơ cấu sản phẩm cải thiện, một phần do doanh thu bán hàng của sản phẩm Saigon Special tăng nhẹ; tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất bia được cắt giảm liên tục.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, chi phí chiết xuất mạch nha, gạo và hạt hop, enzyme đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Đồng thời, chi phí điện, nước và hơi nước cũng giảm. Để tiết kiệm chi phí điện, 8 trong số 26 nhà máy bia của công ty đã lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.

Trong tương lai, lãnh đạo Sabeco kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục phục hồi vì vẫn còn dư địa cắt giảm chi phí trong nhiều hoạt động, mặc dù mức hồi phục của tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ ở mức vừa phải do có thể tăng lương cho công nhân nhà máy. Các nguyên liệu đầu vào khác như gạo và hoa bia vẫn có khả năng gặp rủi ro tăng chi phí. Dù vậy, ban lãnh đạo tin rằng vẫn có cơ hội cho một đợt tăng giá khác, vì những đợt tăng giá gần đây nhất không làm mất thị phần.

Một yếu tố tích cực khác là tỷ lệ chi phí quảng cáo và khuyến mại trong doanh thu đã giảm đáng kể từ 10,4% trong quý II/2021 xuống 7,8% trong quý II/2022. Ban lãnh đạo công ty bia kỳ vọng tỷ lệ này sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm, nhờ đã đạt mức tối ưu trong năm qua và “sức khỏe thương hiệu” của Sabeco được cải thiện. 

Sabeco báo lãi kỷ lục gần 1.800 tỷ đồng

Sabeco báo lãi kỷ lục gần 1.800 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  2 năm
Theo lý giải của ban lãnh đạo Sabeco, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhờ việc Việt Nam mở cửa trở lại cho du lịch quốc tế, nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Ngoài ra, nền so sánh của cùng kỳ năm trước rất thấp khi công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Sabeco báo lãi kỷ lục gần 1.800 tỷ đồng

Sabeco báo lãi kỷ lục gần 1.800 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  2 năm
Theo lý giải của ban lãnh đạo Sabeco, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhờ việc Việt Nam mở cửa trở lại cho du lịch quốc tế, nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Ngoài ra, nền so sánh của cùng kỳ năm trước rất thấp khi công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  8 giờ

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  12 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.