Sabeco quảng cáo nghìn tỷ để... thuận lợi thoái vốn
Lê Mỹ
Thứ hai, 07/08/2017 - 10:13
Đầu tư cho quảng cáo và thương hiệu được xem như vũ khí quan trọng của Sabeco.
Sự kiện Count Down Party 2016 của Sabeco.
So với tiềm năng tiêu thụ ngành bia và tiềm lực của Sabeco, lợi nhuận quý và năm tăng trưởng hàng ngang là một tín hiệu không mấy tích cực. Song so với mục tiêu mà Sabeco đặt ra trong kế hoạch 2017 cũng như tiến trình chuyển đổi từ DNNN lên sàn niêm yết, bước thận trọng để thực thi chiến lược dài hạn trong mắt nhà đầu tư, Sabeco vẫn là vại bia mời gọi những bữa tiệc.
Giữ thị phần bằng chạy đua thương hiệu
Sabeco và Habeco đang giữ khoảng khoảng 70 % thị phần tiêu thụ bia trên thị trường nội địa và cũng là 2 tổng công ty đang trong giai đoạn tiếp tục thoái vốn nhà nước, có những điểm “giống nhau” đến ngạc nhiên trong chiến lược chạy đua cạnh tranh. Trong đó, đầu tư cho quảng cáo và thương hiệu được xem như vũ khí quan trọng.
Cụ thể, trong các khoản chi cấu thành chi phí bán hàng, Sabeco đã chi mạnh tới 740,3 tỷ đồng cho quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ, từ mức 457,2 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước, tức tăng hơn 333 đồng và chiếm 53% chi phí bán hàng.
Theo ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Sabeco, một trong những mục tiêu mà Sabeco đặt ra năm 2017 là giữ vững thị trường.
“Trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn về áp lực cạnh tranh, đặc biệt là sự xâm nhập thị trường của thương hiệu bia hàng đầu thế giới cả về thương hiệu lẫn tiềm lực tài chính. Chưa kể, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi theo hướng dịch chuyển sang các sản phẩm cấp cao cũng là một thách thức với hãng khi Sabeco chưa có dòng sản phẩm này, thì Sabeco ưu tiên giữ vững thị trường”, ông Hà nói.
“Hiệu ứng quản trị marketing để tác động đến hành vi tiêu dùng trực tiếp của khách hàng thông qua quảng cáo, tiếp thị tuy không mới, nhưng luôn luôn chứng tỏ hiệu quả. Với việc chi hơn 4,1 tỷ đồng mỗi ngày cho quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ, Sabeco cần làm marketing tốt hơn nữa để nâng biên lợi nhuận tăng trưởng nhằm “bắt nhịp” và cân đối được với các khoản chi nghĩa vụ phát sinh”, một chuyên gia phân tích.
Với giới chuyên môn, chiến lược đầu tư cho quảng cáo, tiếp thị của Sabeco theo đánh giá, là một bước chuyển hướng quan trọng về quản trị chú trọng marketing.
Cũng theo ông Võ Thanh Hà, năm 2017, Sabeco còn có nhiệm vụ lớn là tiếp tục thoái vốn nhà nước theo lộ trình.
Đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng và gần như ngang bằng so với 2016, Sabeco tự giảm bớt áp lực về tăng trưởng ngắn hạn, có thể kiện toàn hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng với vị thế của một doanh nghiệp vốn hóa hàng đầu đang được “người ngoài trông vào” trên sàn chứng khoán niêm yết.
Hiệu quả từ quảng cáo đến đâu?
Về mặt lý thuyết, càng chi nhiều tiền cho quảng cáo, mức độ nhận biết thương hiệu càng tăng và điều này sẽ giúp cải thiện doanh số bán hàng. Tuy nhiên, có thể nói, mặc dù ngày càng chi đậm cho hoạt động quảng cáo, tuy nhiên hiệu quả thu về của các doanh nghiệp ngày càng thấp đi.
Nếu như năm 2012, mỗi đồng chi ra cho quảng cáo sẽ mang về cho Sabeco hơn 50 đồng doanh thu thì đến 6 tháng đầu năm, mỗi đồng chi ra cho quảng cáo chỉ còn mang về cho DN này 20 đồng doanh thu.
Tuy vậy, dù đi ngang, với lợi nhuận đạt vượt 50% chỉ tiêu đề ra tương ứng bán niên theo kế hoạch, cộng với một tỷ lệ dự chi cổ tức cao tới 35%, Sabeco theo đó trong mắt nhà đầu tư vẫn khá hấp dẫn.
Sabeco vẫn chứng thực được phong độ của mình ở mức trên 230 ngàn đồng/ CP so với giá đóng cửa chào sàn 132,2 đồng/CP. Đây là đòn bẩy cần cho Sabeco bán vốn giá cao khi lựa chọn đối tác để thoái vốn Nhà nước tại Sabeco.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.