Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Mới đây, Samsung Electronics vừa bị phạt hơn 303 triệu USD trong một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế của công ty bộ nhớ Netlist của Mỹ.
Netlist, có trụ sở chính tại Irvine, California, là một trong những nhà cung ứng hệ thống bộ nhớ mô-đun hiệu năng cao hàng đầu. Netlist đã đệ đơn khiếu nại Samsung vi phạm 6 bằng sáng chế. Sau sáu ngày xét xử, bồi thẩm đoàn xác định Samsung đã vi phạm 5 trên 6 bằng sáng chế của Netlist với số tiền bồi thường thiệt hại lên đến hơn 303 triệu USD.
Những bằng sáng chế mà bồi thẩm đoàn xác định Samsung vi phạm là: 10.949.339 ('339), 11.016.918 ('918), 11.232.054 ('054), 8.787.060 ('060) và 9.318.160 ('160). Những sản phẩm tương ứng mà Samsung sử dụng các sáng chế đó là: DDR4 LRDIMM, DDR5 UDIMM, SODIMM và RDIMM cùng với các công nghệ bộ nhớ băng thông cao HBM2, HBM2E và HBM3.
Hầu hết những bằng sáng chế này được áp dụng cho mô-đun bộ nhớ DDR. Tại tòa, đại diện của Samsung lập luận rằng, những bằng sáng chế này của Netlist không hợp lệ và Samsung đã không sử dụng những công nghệ này của Netlist. Nhưng những lập luận này đã không thuyết phục được các thành viên bồi thẩm đoàn.
Tuy được bồi thường 303 triệu USD, những phán quyết này chưa hẳn đã làm hài lòng Netlist bởi các luật sư của hãng cho rằng, số tiền bồi thường hợp lý sẽ vào khoảng 404 triệu USD.
Trong hồ sơ tòa án, Netlist khẳng định Samsung đã biết về các bằng sáng chế trên "trước ngày 2/8/2021" nhờ quyền truy cập vào sổ ghi danh mục bằng sáng chế của hãng.
Samsung và Netlist ban đầu là đối tác theo thỏa thuận cấp phép và phát triển chung vào năm 2015 (JDLA). Theo đó, Samsung được Netlist cấp giấy phép sử dụng và trả phí trong 5 năm đối với các bằng sáng chế của hãng. Trong quá trình đó, Samsung đã sử dụng những công nghệ này để phát triển các sản phẩm như mô-đun bộ nhớ DDR4 và các công nghệ mới nổi, bao gồm DDR5 và HBM.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, Samsung sẽ cung cấp cho Netlist một số sản phẩm bộ nhớ nhất định với giá cạnh tranh, nhưng Samsung đã nhiều lần không thực hiện những lời hứa này. Do đó, Netlist đã tuyên bố chấm dứt JDLA với Samsung vào ngày 15/7/2020.
Trong hồ sơ tòa án, Netlist cáo buộc rằng, Samsung đã tiếp tục sản xuất và bán các sản phẩm bộ nhớ "có cùng cấu trúc vật chất" so với những sản phẩm được đề cập trong bằng sáng chế, bất chấp việc thỏa thuận đã chấm dứt.
Theo trang web của nhà đầu tư Seeking Alpha, hiện tại, Netlist không chỉ có đủ tiền để phát triển kinh doanh mà còn có khả năng theo đuổi những kẻ vi phạm công nghệ khác.
Giám đốc điều hành Netlist CK Hong cho biết, công ty hài lòng với phán quyết của tòa án, do Samsung đã cố tình vi phạm bằng sáng chế của Netlist và "hiện đang sử dụng công nghệ Netlist mà không có giấy phép" trên nhiều dòng sản phẩm chiến lược.
Ông Hong cũng tuyên bố rằng, đây là một trường hợp vi phạm điển hình khi những gã khổng lồ trong ngành thực hiện một "hành vi tự do trắng trợn", nhằm lợi dụng những tài sản trí tuệ của các nhà đổi mới sáng tạo nhỏ hơn.
Ông nói: “Chúng tôi hy vọng vụ việc sẽ trở thành một lời nhắc nhở đối với các nhà hoạch định chính sách, đồng thời là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những doanh nghiệp đang sử dụng tài sản trí tuệ của chúng tôi trong ngành công nghiệp bộ nhớ mà không được phép”.
Trả lời tờ The Register, Samsung Electronics cho biết: "Chúng tôi sẽ xem xét phán quyết của bồi thẩm đoàn và sẽ đưa ra lập luận trước tòa."
Hiện tại, Netlist cũng đang kiện hai công ty Micron và Google với hành vi vi phạm bằng sáng chế tương tự với Samsung.
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.