Tiêu điểm
Samsung hỗ trợ đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam
Chương trình khai mạc ngày 17/4, thực hiện trong vòng 2 năm 2018 - 2019 với 8 khóa học, mỗi khóa học kéo dài 12 tuần, mỗi năm đào tạo 100 chuyên gia.
Các chuyên gia tư vấn người Việt sẽ được đào tạo để có đủ năng lực trong tư vấn và đào tạo lại cho các doanh nghiệp cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh để nắm bắt được cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết sự hợp tác này đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình hợp tác giữa Samsung và Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
“200 chuyên gia cốt cán người Việt Nam được đào tạo trong chương trình sẽ đóng vai trò hạt nhân để đào tạo nhân rộng cho các doanh nghiệp trong cả nước, từ đó sẽ tạo ra sự lan tỏa lớn tác động đến quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”, lãnh đạo Samsung khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định, sự hợp tác này sẽ góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy khả năng cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có tập đoàn Samsung.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc tại Việt Nam vào tháng 3/2018 tại Hà Nội, đại diện Bộ Công thương Việt Nam và Tổ hợp Samsung Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc triển khai chương trình đào tạo này.
Theo đó, chương trình đào tạo sẽ kéo dài trong hai năm 2018 – 2019 với 8 khóa học, mỗi khóa học kéo dài 12 tuần bao gồm 4 tuần cho việc đào tạo lý thuyết và 8 tuần cho việc đào tạo thực hành tại doanh nghiệp nội địa.
Mỗi năm, chương trình sẽ đào tạo 100 chuyên gia tư vấn lành nghề theo một quy trình tư vấn đã được Samsung áp dung rất thành công bao gồm: Đánh giá tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam; Tư vấn đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa thông qua việc duy trì môi trường làm việc (5S3D) và cải tiến năng suất; Cải thiện cơ sở sản xuất như chất lượng và lưu thông hàng hoá.
Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực đang được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, chú trọng phát triển. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực này đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện, các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ và chính sách ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ cũng đang được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh hiện nay của các doanh nghiệp cung ứng linh phụ kiện, phụ tùng của Việt Nam vẫn còn yếu, số lượng doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng và tham gia sâu được vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia trong đó có Samsung còn hạn chế.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chất lượng của đội ngũ chuyên gia tư vấn tại Việt Nam là một trong những yếu tố then chốt.
Được biết song song với chương trình đào tạo cho chuyên gia cốt cán người Việt Nam, Samsung Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai chương trình tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp Việt Nam tiềm năng do chuyên gia Hàn Quốc đảm nhiệm.
Sau ba tháng tư vấn, các doanh nghiệp đều báo cáo đạt được những kết quả đáng kể trong việc cải tổ sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tính đến hết năm 2018, dự kiến sẽ có 38 doanh nghiệp Việt Nam được tư vấn trong chương trình này, trong đó gồm 4 doanh nghiệp đã được tư vấn trong năm 2015, 10 doanh nghiệp trong năm 2016, 12 doanh nghiệp trong năm 2017 và dự kiến 12 doanh nghiệp sẽ được tư vấn trong năm 2018.
Tính đến thời điểm hiện tại, con số các doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung cứng cấp 1 của Samsung đã tăng lên mạnh mẽ, từ 4 doanh nghiệp năm 2014 lên tới 29 doanh nghiệp vào năm 2017 và dự kiến tiến tới 50 doanh nghiệp vào năm 2020.
Các doanh nghiệp này hiện đang tham gia chuỗi cung ứng cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam bao gồm: Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), Tổ hợp SEHC (TP.HCM), Samsung Display Vietnam (Bắc Ninh), Samsung SDI Việt Nam (Bắc Ninh) và Samsung Điện cơ Electro-Mechanics Việt Nam (Thái Nguyên).
Gần 1/3 doanh thu của Samsung đến từ các công ty ở Việt Nam
Nơi sản xuất nhiều điện thoại Samsung nhất thế giới: 60.000 nhân công, ăn 13 tấn gạo mỗi ngày
Nhân công giá rẻ làm việc trong các nhà máy Samsung giúp họ tạo ra những chiếc smartphone với giá thành rẻ hơn so với đối thủ Apple.
Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp
Nhìn từ câu chuyện đội tuyển U23 Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho rằng một CEO giỏi cũng giống như một huấn luyện viên biết dùng người sẽ khai thác được tiềm năng và giá trị của người lao động.
Samsung Electronics đạt lợi nhuận quý kỉ lục lần thứ tư liên tiếp
Samsung Electronics mới đây đã đánh dấu mức lợi nhuận hoạt động quý cao nhất trong lịch sử với 14,7 tỷ USD nhờ vào nhu cầu chíp nhớ cho điện thoại di động tăng cao.
Gần 1/3 doanh thu của Samsung đến từ các công ty ở Việt Nam
Việt Nam tiếp tục đóng vai trò là “công xưởng sản xuất” lớn của Samsung khi 4 công ty của doanh nghiệp này tại Việt Nam đạt doanh thu trên 61 tỉ USD, tương đương với khoảng 30% tổng doanh thu Samsung toàn cầu.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra hội thảo trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.