Tiêu điểm
Sản lượng ngành sản xuất tăng chậm nhất 21 tháng
Theo công bố của Nikkei, chỉ số PMI tháng 8 giảm về mức thấp của 6 tháng, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn.
Theo công bố từ Nikkei – IHS Markit, chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam (PMI) – một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất – đạt 51,4 trong tháng 8, giảm từ mức 52,6 của tháng 7, cho thấy mức cải thiện điều kiện kinh doanh nhìn chung yếu hơn.
Tình trạng yếu kém trong tháng 8 tập trung ở các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản, trái ngược với tình trạng tiếp tục cải thiện trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian.
Tốc độ tăng sản lượng ngành sản xuất trong tháng 8 là yếu nhất trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài 21 tháng vừa qua.
Trong khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã hỗ trợ cho sản lượng ở một số công ty, những công ty khác lại cho biết nhu cầu khách hàng yếu đi và sự suy giảm do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây ra.
Thông tin từ Nikkei cho biết số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhẹ tháng thứ 2 liên tiếp.
Các nhà sản xuất đã hỗ trợ cho việc sản lượng tiếp tục tăng bằng cách gia tăng hoạt động mua hàng và số lượng nhân viên. Việc làm đã tăng lần thứ tư trong vòng 5 tháng qua.
Một số người trả lời khảo sát cho biết hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng dẫn đến tăng hàng tồn kho.
Công suất hoạt động cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn đã giúp các công ty giải quyết được lượng công việc chưa thực hiện trong tháng 8, khiến lượng công việc tồn đọng đã giảm lần đầu tiên trong 3 tháng.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại tháng thứ tư liên tiếp, do đó, các công ty đã có thể giảm giá bán hàng mà không ảnh hưởng nhiều đến biên lợi nhuận. Giá cả đầu ra đã giảm tháng thứ chín liên tiếp, mặc dù chỉ là giảm nhẹ.
Mức độ lạc quan xuống ngưỡng thấp của 6 tháng và là thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số.
Tuy nhiên, các công ty vẫn tự tin rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới và sự lạc quan phản ánh kỳ vọng nhu cầu khách hàng tăng.
Ông Andrew Harker, Phó giám đốc IHS Markit nhận định tăng trưởng chậm lại trong tháng 8 và những báo cáo của thành viên nhóm khảo sát về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cho thấy lĩnh vực sản xuất Việt Nam không miễn nhiễm được ảnh hưởng của những vấn đề thương mại toàn cầu.
Trong khi Việt Nam là một trong các quốc gia được coi là có thể hưởng lợi từ sự chuyển dịch thương mại, sự giảm sút của dòng chảy thương mại do những căng thẳng mới đây vẫn có thể gây khó khăn.
“Tuy nhiên, sức bền của lĩnh vực sản xuất Việt Nam không thể bị đánh giá thấp. Chúng tôi đã thấy tăng trưởng chậm lại như mức được ghi nhận trong tháng 8 từ trước thời kỳ tăng trưởng gần đây, và tốc độ tăng trưởng đã luôn bật tăng trở lại trong những tháng sau đó. Do đó tình trạng này có thể lại diễn ra khi năm 2019 đã gần kết thúc”, ông Andrew Harker cho hay.
Chỉ số PMI tháng 7: Sản lượng tăng mạnh nhất trong 8 tháng
PMI tháng 9 chạm đáy 10 tháng, niềm tin kinh doanh tăng trở lại
Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI tháng 9 của Việt Nam cho thấy giá cả đầu ra giảm lần đầu tiên trong 13 tháng, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới cũng như việc làm đều tăng chậm hơn; nhưng niềm tin kinh doanh đang tăng trở lại.
Chỉ số PMI tháng 7: Giảm nhẹ nhưng vẫn rất tích cực
Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI tháng 7 của Việt Nam cho thấy sản lượng tăng lần thứ tám liên tiếp, số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh và tốc độ tạo việc làm vẫn cao.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.