Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
Bộ Tài nguyên và môi trường đã đưa sản phẩm tấm pin mặt trời vào danh mục sản phẩm mà các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện thu hồi, tái chế tại dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trình Chính phủ trong tháng 9 năm nay.
Bộ Tài nguyên và môi trường đã có ý kiến hồi đáp liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các tấm pin năng lượng mặt trời (sau khi hết hạn sử dụng) có gây ô nhiễm môi trường hay không và phương án xử lý.
Bộ này cho biết, thời gian gần đây đã có nhiều dự án điện năng lượng mặt trời được triển khai tại khu vực miền Trung và miền Nam.
Về tổng thể, pin năng lượng mặt trời thải bỏ nếu chôn lấp không đúng quy định thì có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước do phát sinh kim loại nặng, hoặc phát sinh khí thải độc hại có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong trường hợp xảy cháy.
Tuy nhiên, tấm pin năng lượng mặt trời thực chất là sản phẩm có chức năng hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) và chuyển hóa thành điện năng, khác về tính chất với các loại pin, ắc quy khác là có chức năng tích điện.
Do vậy, theo Bộ Tài nguyên và môi trường, tấm pin năng lượng mặt trời thải không thuộc các loại pin, ắc quy thải có mã số CTNH 19 06 01, 19 06 02, 19 06 04 và 19 06 05 được quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của bộ về quản lý chất thải nguy hại và không thuộc danh mục sản phẩm thải bỏ quy định tại Quyết định 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, sử dụng pin năng lượng mặt trời phải thực hiện quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
Theo đó, tại Điều 7, Điều 16 và Điều 30 Nghị định 38 quy định rõ trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Riêng đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 38.
Các chủ nguồn thải có trách nhiệm thực hiện phân định và phân loại tấm pin năng lượng mặt trời quy định tại mục 3 của QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại để quản lý cho phù hợp như tái sử dụng, tái chế, xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ sở có chức năng phù hợp để tái chế, xử lý theo đúng quy định.
Để có cơ sở pháp lý đảm bảo việc xử lý pin mặt trời thải bỏ, Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Hiện Bộ Tài nguyên và môi trường đã nghiên cứu, đưa sản phẩm tấm pin mặt trời vào danh mục các sản phẩm mà các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện thu hồi, tái chế tại dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, dự kiến trình Chính phủ ban hành trong tháng 9/2021.
Thành phần chính của các tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm khung nhôm, kính cường lực, màng bảo vệ, pin, tấm nền, dây dẫn và hộp kết nối. Đồng thời, tuổi thọ trung bình của các tấm pin năng lượng mặt trời từ 10 đến 20 năm, tùy thuộc vào địa điểm và môi trường khu vực triển khai dự án.
Theo một số nghiên cứu trên thế giới, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời có thể gây ra một số tác động về mặt môi trường như chiếm diện tích đất và gây ô nhiễm nhiệt, tác động đến thị giác của con người ... Việc sản xuất pin của tấm pin năng lượng mặt trời có sử dụng một số kim loại nặng như Cd, Si, ... gây ảnh hưởng nhất định đến khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên do các pin này (với công nghệ sản xuất hiện nay) có tuổi thọ ngắn.
Đối với các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô dưới 50ha thì chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phải thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.