Tiêu điểm
Sau đại án, PVN xin giữ lại 32% lãi dầu khí và 50% tiền từ cổ phần hóa
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vừa có đề án tài cơ cấu toàn diện và xin Chính phủ nhiều cơ chế đặc thù.
Theo văn bản gửi Bộ Công thương về đề án tái cơ cấu toàn diện giai đoạn 2017 – 2025 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), tập đoàn này định hướng sẽ tinh gọn bộ máy và xin Chính phủ cho hưởng một số quy định đặc thù.
Cụ thể, PVN xin Chính phủ cho hưởng một số quy định đặc thù như được giữ lại 32% lãi dầu khí nước chủ nhà, được giữ lại 50% tiền cổ phần hóa/thoái vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, được tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm, được mở rộng phân cấp phân quyền trong đầu tư dầu khí.
Đồng thời xin trích 17% doanh thu từ các dự án dầu khí trong nước để lập quỹ tìm kiếm thăm dò.
Bên cạnh đó, PVN cũng đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục đứng ra bảo lãnh các khoản vay để thực hiện dự án nhà máy điện, giúp PVN tiếp cận nguồn vay chi phí thấp.
Với những kiến nghị trên, tập đoàn này tính toán cùng việc phát hành thêm 500 triệu USD trái phiếu vào 2020, bán bớt một nhà máy nhiệt điện than, dòng tiền tích lũy của PVN được cân đối và bảo đảm an toàn.
PVN sẽ tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối quản lý từ 23 ban xuống còn 13 ban, từ 3 văn phòng đại diện xuống còn hai văn phòng đại diện.
Đồng thời, sáp nhập hàng loạt ban như: Ban kế toán và kiểm toán sáp nhập với ban tài chính, ban hợp tác quốc tế sáp nhập với văn phòng, ban thanh tra sáp nhập với ban pháp chế, ban xây dựng sáp nhập với ban đầu tư phát triển.
Từ nay đến năm 2019, PVN sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi các công ty con như: Tổng công ty Bảo dưỡng - sửa chữa công trình dầu khí (PVMR), Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC), Công ty CP PVI (tiền thân là Công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam).
Ngoài ra, từ nay đến năm 2020, PVN sẽ chỉ thoái vốn một phần tại các công ty như: Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas), Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC).
Trong giai đoạn này, PVN chưa tiến hành cổ phần hóa đối với Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) mà phải chờ đến 2025, khi PVEP có lãi 3 năm trước khi cổ phần hóa.
Riêng với các đơn vị PVN nắm 100% vốn điều lệ sẽ giảm từ 5 xuống còn 2 đơn vị. Cụ thể, PVN sẽ không giữ cổ phần kiểm soát tại PV Oil, PV Power và BSR, giữ lại PVEP và Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS).
Những doanh nghiệp PVN nắm nhiều hơn 50% vốn điều lệ cũng giảm từ 11 xuống còn 8 đơn vị. Các doanh nghiệp liên doanh, liên kết mà PVN giữ ít hơn 50% vốn điều lệ bị cắt từ 12 xuống còn 8 đơn vị.
Tân Chủ tịch PVN: Đại án là sự răn đe, cảnh tỉnh
Thủ tướng giao 7 nhiệm vụ cho tân Chủ tịch PVN
Trao quyết định cho tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Thủ tướng cho rằng “lửa thử vàng, gian nan thử sức” và đề nghị tân Chủ tịch cùng tập thể cán bộ lãnh đạo PVN thực hiện 7 nhiệm vụ để Tập đoàn tiếp tục khẳng định vai trò chủ công của mình trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cho thôi đại biểu Quốc hội đối với nguyên Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường để thông qua nghị quyết về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.
Bộ Công Thương đề nghị kỷ luật 6 cựu lãnh đạo PVN
Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo gửi cơ quan chức năng về đề nghị xử lý kỷ luật đối với 6 cựu lãnh đạo ngành dầu khí do liên quan đến hàng loạt sai phạm tại các dự án nhiên liệu sinh học và dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ.
Bộ Công thương nói gì về loạt siêu dự án gặp khó khăn của PVN?
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có chỉ đạo quyết liệt về việc xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương diễn ra chiều 22/9.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.