Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng Việt: việc nào cần thiết?
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng Việt Nam đòi hỏi những bước đi chiến lược từ phát triển vùng nguyên liệu đến tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
Nghị định thư có thể là tấm vé thông hành đưa sầu riêng đông lạnh tiến sâu vào thị trường Trung Quốc, nhưng làm thế nào để bán được nhiều hơn vẫn là câu hỏi khó.
Tuần này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Tổng cục Hải quan của Trung Quốc đã ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở đường cho sản phẩm này đi vào Trung Quốc theo đường chính ngạch.
Trong tương lai, văn bản này cùng những giá trị mà sầu riêng Việt Nam đã tạo dựng được, có thể giúp sản phẩm này tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và người nông dân.
"Sầu riêng Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường Trung Quốc", ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Tập đoàn Vina T&T – một trong những nhà xuất khẩu trái cây lớn nhất Việt Nam, chia sẻ với TheLEADER. "Sầu riêng tươi khi tới Trung Quốc thường không còn nhiều thời gian lưu kho".
Ông Tùng dự báo, sầu riêng đông lạnh có thể giúp tăng giá trị toàn ngành sầu riêng thêm khoảng 20% so với năm ngoái, ước đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,5 tỷ USD trong năm nay.
Với những nền tảng sẵn có về vùng trồng, nhà máy chế biến, kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Vina T&T kỳ vọng doanh thu sẽ tăng thêm khoảng 30% trong năm nay nhờ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc, điều kiện các yếu tố thị trường ổn định.
Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nhập khẩu sầu riêng tươi, Nghị định thư mới giúp ngành sầu riêng có thể gia tăng giá trị, tận dụng được từ sầu riêng tươi, tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp sản xuất lẫn người nông dân.
Trao đổi với TheLEADER, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết có thể phải đến cuối tháng 12 năm nay hoặc sang đầu năm sau, hoạt động xuất khẩu mới có thể triển khai được vì cần thời gian làm các thủ tục như xin mã số cơ sở đóng gói.
Xuất khẩu sầu riêng tươi vào thị trường 1,4 tỷ người tiêu dùng, Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan và Malaysia, hai đối thủ vốn đã quen với thị trường Trung Quốc, được hậu thuẫn bởi "điều kiện sản xuất, kinh nghiệm, và nhất là công nghệ tiên tiến”, ông Nguyên nói.
Thái Lan và Malaysia có công nghệ cấp đông rất nhanh, chỉ mất khoảng 1 tiếng cho một container 40 feet đạt nhiệt độ -18 độ C, Việt Nam cần đến 8 tiếng theo cách thức cũ là đưa vào kho lạnh. Điều này có nghĩa, công suất trung bình một ngày của các nước này gấp khoảng 9 – 10 lần so với Việt Nam, chưa kể đến chất lượng.
Không chỉ vậy, Chính phủ Thái Lan còn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các đơn vị áp dụng công nghệ để hiện đại hóa sản xuất, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo bắt buộc để các bên học hỏi và giám sát lẫn nhau.
Chính phủ Thái Lan cũng đã thông qua luật nhằm bảo vệ những người thực hiện nghiên túc, trừng trị những người không thực hiện, có thể phạt tiền và phạt tù. Một điểm quan trọng nữa, người Thái Lan rất chuyên nghiệp trong thu hoạch, tạo ra chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn và đồng đều.
Áp lực cũng rất lớn với nguồn cung từ Malaysia vào Trung Quốc. Theo dữ liệu của Mordor Intelligence, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất kem sầu riêng, chủ yếu từ giống sầu riêng Mustang King của Malaysia, đang tăng nhanh tại thị trường Trung Quốc.
Theo tính toán của Vinafruit, năm ngoái, Trung Quốc bỏ ra khoảng 1 tỷ USD nhập khẩu sầu riêng đông lạnh. Đồng nghĩa với việc nếu làm tốt, Việt Nam có thể giành được khoảng 1/3 thị phần, tương đương thêm kim ngạch xuất khẩu 200 – 300 triệu USD.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đòi hỏi nguồn vốn lớn, đầu tư vùng nguyên liệu, công nghệ chế biến hiện đại, bao bì đúng quy chuẩn nhập khẩu vào Trung Quốc và dễ sử dụng cho người dùng nước này. Hiện, chi phí sản xuất sầu riêng tách múi đông lạnh mỗi container là 5 tỷ đồng.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu tuần này, thẳng thắn thừa nhận Việt Nam hiện đang đi sau Thái Lan và Malaysia trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tính đến kế hoạch đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, liên kết các hộ nông dân thành những hợp tác xã đủ mạnh.
Hiện nay, ngoài việc sớm đưa ra các chính sách tổng thể, từ khoa học công nghệ đến cơ sở hạ tầng, việc chuẩn hóa hàng hóa nông sản như sầu riêng trong nền nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ đang là thách thức rất lớn.
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng Việt Nam đòi hỏi những bước đi chiến lược từ phát triển vùng nguyên liệu đến tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
Việt Nam cần chú trọng chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nếu muốn vượt qua Thái Lan về mục tiêu xuất khẩu sầu riêng trong năm nay.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết đã nhìn ra được những khó khăn, thách thức có thể xảy ra ngay từ khi ký nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc.
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.