SCIC tiếp tục rao bán 2,4 triệu cổ phần tại Maritime Bank
Minh Hoàng
Thứ ba, 27/02/2018 - 17:49
Theo thông báo mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã công bố chào bán 2,4 triệu cổ phần tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank).
Ảnh: Báo Lao động
Với mức giá 12.400 VND (0,54 USD)/cổ phiếu, SCIC dự kiến sẽ thu về ít nhất 29,7 tỷ VND (1,3 triệu USD).
Đây là mức giá cao hơn nhiều so với mức cổ phiếu Maritime Bank được giao dịch trên sàn OTC (chỉ dao động ở khoảng 5.000 - 7.000 VND/cổ phiếu). Buổi đấu giá dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28/3, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đây không phải là lần đầu tiên SCIC cố gắng bán cổ phần tại Maritime Bank. Năm 2016, công ty này đã đề nghị thoái toàn bộ vốn tại ngân hàng này nhưng cuộc đấu giá không diễn ra do không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Đầu năm nay, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đã tiến hành phiên đấu giá lần thứ hai với hơn 71 triệu cổ phần tại Maritime Bank, tương đương 6,09% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 11.900 VND(0,52 USD)/cổ phiếu. Tuy nhiên, không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia đấu giá.
Maritime Bank được thành lập năm 1991 và có trụ sở tại Hà Nội với mức vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ VND. Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc sáp nhập giữa Maritime Bank và Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB), theo đó, tăng vốn điều lệ của Maritime Bank lên 11,75 nghìn tỷ VND (534 triệu USD).
Mirae Asset Global Investments, đơn vị quản lý tài sản của Tập đoàn Tài chính Mirae Asset của Hàn Quốc, đã ký hợp đồng liên doanh với một công ty con của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) dự kiến sẽ chào bán 29,51% cổ phần của mình tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) vào ngày 9/3 tới.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.