Nhà bán lẻ đối mặt với rủi ro cao về dòng tiền
Các nhà bán lẻ cần sẵn sàng lèo lái qua một giai đoạn rủi ro cao cho dòng tiền và tăng chi phí hoạt động phát sinh từ sự sụt giảm nhu cầu mua sắm.
Chính phủ sẽ tiến hành từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, nhưng có kiểm soát đúng mức.
Tình hình dịch bệnh trong nước đã chuyển biến tốt hơn khi 4 ngày qua không ghi nhận thêm ca nhiễm mới. Do đó, tại cuộc họp phòng chống dịch Covid-19 hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, nhưng có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường mà dịch bệnh có thể quay lại.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các chỉ đạo tại cuộc họp ngày 15/4 cho đến khi có chỉ đạo mới dự kiến được ra sau 2 ngày nữa. Tại cuộc họp tới, các nhóm địa phương nguy cơ cao, nguy cơ vừa và nguy cơ thấp cũng sẽ được xem xét để điểu chỉnh. Nếu tình hình an toàn thì nhiều địa phương có thể được hạ thấp nguy cơ.
Tuy nhiên, nhìn nhận khả năng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng vẫn còn cao, Thủ tướng lưu ý, tất cả các cơ quan chức năng cũng như người dân vẫn phải tiếp tục kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch là phát hiện, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả.
Việc thực hiện biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 là đúng đắn, là giải pháp quan trọng trong ngăn ngừa dịch bệnh thời gian qua nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, theo Thủ tướng.
Các biện pháp như đeo khẩu trang nơi công cộng, không tập trung đông người khi không thật sự cần thiết, rửa tay thường xuyên… vẫn phải tiếp tục thực hiện.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố được giao xác định cấp độ nguy cơ cụ thể của từng huyện, xã, thậm chí thôn, bản, khu vực dân cư địa phương và có hình thức áp dụng các biện pháp phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh tại địa phương.
Ngoài ra, Thủ tướng đã đồng ý đề nghị của Bộ Y tế sửa đổi Nghị quyết 20 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng tăng cường xuất khẩu trên cơ sở Việt Nam đã có cơ số dự trữ cần thiết.
Cũng tại cuộc họp hôm nay, TP. Hà Nội và TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ cho kết thúc thực hiện Chỉ thị 16 về cách ly xã hội từ ngày 23/4 và áp dụng các biện pháp chống Covid-19 theo Chỉ thị 15.
Chỉ thị 15 được Thủ tướng ký ban hành ngày 27/3/2020 yêu cầu các tỉnh thành tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ những cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Các tỉnh thành cũng dừng hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; dừng tất cả các hoạt động thể thao, giải trí nơi công cộng.
Theo đó, nếu 3 ngày nữa, Hà Nội không phát sinh ca nhiễm mới, dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề xuất Chính phủ hạ nhóm nguy cơ đối với Hà Nội từ ngày 23/4 nhằm thực hiện mục tiêu kép.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố đã điều trị khỏi 51/54 ca nhiễm nCoV và 17 ngày liên tục không phát hiện ca bệnh mới.
Do đó, TP.HCM đã chuẩn bị kỹ các phương án, biện pháp tái khởi động hoạt động kinh tế nhưng vẫn tập trung chống dịch như tổ chức lực lượng phản ứng nhanh cấp thành phố, 24 đội phản ứng nhanh cấp quận huyện, 322 đội phản ứng nhanh các xã, phường, thị trấn để kiểm tra việc tuân thủ giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, ông Phong cũng kiến nghị Thủ tướng sớm ban hành một chỉ thị mới với tinh thần mọi hoạt động phải có quy định an toàn phòng chống dịch. Ví dụ quy chế doanh nghiệp an toàn dịch, trường học an toàn dịch, đeo khẩu trang, rửa tay, khoảng cách, quy mô hoạt động của người dân và những cam kết hoạt động đi lại. Đồng thời cần tái lập lại tình trạng bình thường mới.
Các nhà bán lẻ cần sẵn sàng lèo lái qua một giai đoạn rủi ro cao cho dòng tiền và tăng chi phí hoạt động phát sinh từ sự sụt giảm nhu cầu mua sắm.
Covid-19 đang khiến nhiều ngành nghề kinh doanh bị đình trệ, tuy nhiên, hoạt động trên các sàn thương mại điện tử vẫn diễn ra sôi nổi và có các nhóm ngành hàng bán rất chạy, nhu cầu tăng gấp hàng trăm lần.
Dù kinh doanh đóng băng, sản xuất đình đốn, doanh thu sụt giảm hàng nghìn tỷ đồng, phải gánh trên vai trọng trách đảm bảo cuộc sống cho hàng chục nghìn lao động, song nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn nỗ lực vượt khó, sát cánh cùng Chính phủ trên mặt trận chống dịch Covid-19.
Thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch vừa là giải pháp trước mắt, vừa có tính lâu dài giúp ngành bất động sản và nền kinh tế hồi phục và phát triển sau một thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.