Khởi nghiệp

Shark Hưng: Cùng nhau học để tạo nền tri thức doanh nghiệp

Thanh Mai Thứ năm, 07/11/2019 - 09:27

Shark Phạm Thanh Hưng khẳng định, một số tỷ phú trên thế giới không phải bỏ học mà là bỏ lớp, bỏ trường; họ không bao giờ ngừng học.

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group

Dù áp lực cạnh tranh hiện nay rất gay gắt nhưng theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group, đó là điều tất yếu, thiếu cạnh tranh sẽ bị đào thải. Năng lực cạnh tranh chính là ưu thế cạnh tranh. Năng lực này được thể hiện từ trong nội tại mỗi doanh nhân, doanh nghiệp và cần liên tục bồi đắp. Học chính là một trong những cách nâng cao năng lực cạnh tranh tốt nhất trên thương trường.

Như ông Hoàng Công Đoàn, Chủ tịch câu lạc bộ Đầu tư và khởi nghiệp Việt Nam nhìn nhận, thực ra làm bất cứ việc gì cũng cần phải học chứ không chỉ doanh nhân. Việc học là chuyện cả đời. Nhiều doanh nhân đã từng thất bại, thậm chí có những người lún xuống “vũng bùn” nhưng đã học cách đứng dậy từ các thế hệ doanh nhân đi trước.

Ngoài việc lắng nghe doanh nhân thành công truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thì ngược lại, startup cũng nên học hỏi và tham vấn những người đi trước bởi có nhiều người cho rằng ý tưởng của mình rất cao siêu, sợ mất ý tưởng nên không dám chia sẻ.

Tuy nhiên, nếu không tham vấn ý kiến chuyên gia hoặc các doanh nhân có nhiều kinh nghiệm thì sẽ khó nhận ra những điều không nên làm, đâu là điểm gãy, khó khăn và thuận lợi. Bởi lẽ, những người viết sách hầu như là những nhà kinh tế học, những người hành động và giải quyết vấn đề thực tế lại là doanh nhân.

“Khi vận hành một dự án mới, nên chia sẻ với ít nhất 10 người và tổng hợp lời khuyên từ họ. Tất nhiên, cần cố gắng tìm đúng người để hỏi. Đối với những doanh nhân thành đạt có thế hệ F1 chuẩn bị kế nghiệp thì nên có sự hòa đồng khi chia sẻ, xem con như bạn để thấu hiểu hơn”, ông Đoàn nhìn nhận.

Shark Phạm Thanh Hưng: “Cần học tập để tạo nền tri thức doanh nghiệp”
Ông Hoàng Công Đoàn, Chủ tịch câu lạc bộ Đầu tư và khởi nghiệp Việt Nam

Dù vậy, ông Hưng cho rằng không nên quá quan tâm đến thất bại mà nên không ngừng học tập để thành công, nhưng lưu ý rằng học thành công thì không có công thức.

“Không ai giống ai nên nên đừng bắt chước ai cả. Có thể tham khảo các tấm gương thành công nhưng phải có gì đó của riêng mình”, ông Hưng chia sẻ tại buổi ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân học của Hội Doanh nhân trẻ Phú Yên.

Theo vị “cá mập” của chương trình Shark Tank Việt Nam, có nhiều cách học, học mọi lúc, mọi nơi và từ mọi người. Trong ba người thợ sẽ có một chuyên gia, hoặc trong ba người đồng hành sẽ có một người làm sư phụ.

Cần có đội nhóm cùng nhau học tập, buôn có bạn bán có phường để tạo sự hăng say và mong muốn được ngồi cùng nhau chia sẻ. Càng nhiều doanh nhân cùng học với nhau, cùng nêu lên các vấn đề thì càng học được nhiều điều thực tế.

Trong quá trình học tập và phát triển cũng cần phải định vị bản thân. Cùng nhau học tập để tạo nên một nền tri thức doanh nghiệp, trở thành doanh nghiệp thông thái.

Ông Hưng cho biết CEN Group khuyến khích mỗi nhân viên đều giỏi một lĩnh vực, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ, học tập và chia sẻ. Công ty này có những câu lạc bộ chuyên môn với các buổi nói chuyện, chia sẻ của chuyên gia về những chủ đề khác nhau như gen, nano công nghệ hoặc các định hướng về tư duy, nghiên cứu.

Ngoài ra, sẽ có các buổi cắm trại có cả các cấp lãnh đạo. Tất cả mọi người tham gia sẽ đều bị tịch thu điện thoại và tập trung ở cùng một nơi để bàn bạc về các vấn đề. Nội dung sẽ được gửi trước cho người tham dự.

Để kích thích việc đọc cho các thành viên hội, câu lạc bộ doanh nhân, shark Hưng cho rằng có thể giao bài theo chủ đề kiến thức để tìm hiểu, nghiên cứu trong vòng 3-5 ngày và trình bày lại cho mọi người cùng nghe. Có thể học ở bất kì ai, hỏi bất kỳ ai nhưng phải trả lời được những câu hỏi về chủ đề đã đặt ra nhằm nâng cao tính hiệu quả, sắp xếp lại kiến thức trọng tâm, tránh lan man.

“Kiến thức như biển cả, hiểu biết cá nhân là giọt nước nên việc học luôn cần thiết, và việc cùng nhau sàng lọc kiến thức để học cũng rất quan trọng”, ông Hưng đánh giá.

Vị doanh nhân này kể lại thời điểm khi Luật doanh nghiệp đã bắt đầu được manh nha bàn đến vào năm 1993, ông đã xác định phải học thêm ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu. Do đó, ông đã học cử nhân ngoại ngữ tại Đại học Quốc gia Hà Nội song song với kỹ sư cơ khí luyện kim tại đại học Bách khoa Hà nội, từ đó tích lũy khá nhiều thông tin và kiến thức, có khả năng tiếp cận và tư duy khá nhanh. Theo ông Hưng, ngoại ngữ rất cần thiết cho doanh nhân.

Nói về việc học, vị "cá mập" này lưu ý, nghiên cứu, đọc sách nên được xem là sở thích thay vì đặt mục tiêu. Tự học, tự đọc và tinh thần tự giác là quan trọng nhất. Nếu muốn sẽ tìm ra cách còn nếu không muốn sẽ tìm ra lý do, mỗi ngày đọc 10-20 trang sách tùy theo chủ đề, có thể đọc các thể loại tạp chí và tham gia vào các buổi hội thảo, diễn đàn chia sẻ.

“Tôi hầu như không xem ti vi và rất ít khi xem phim, thích đọc nhiều, thường ngồi đọc sách hoặc máy tính. Mỗi tháng tôi thường giành ra 1-2 ngày nghỉ để tập trung vào học, thảo luận, tổ chức hội thảo”, ông Hưng chia sẻ.

Doanh nhân này cho rằng, gia đình và thầy cô cần cố gắng tạo ra được văn hóa đọc cho các bạn trẻ. Ông Hưng kể lại: “Gia đình của tôi có nền tảng là giáo viên, cứ mỗi khi đến giờ là mỗi người đọc một quyển sách, có những lúc hết thời gian đọc, bố mẹ yêu cầu dừng lại để đi ngủ nhưng tôi vẫn chui vào nhà vệ sinh để đọc cho xong”.

Ông Hưng khẳng định, một số tỷ phú không phải bỏ học mà là bỏ lớp, bỏ trường; họ không bao giờ ngừng học. Dù có những lúc gặp phải những sai sót trong kinh doanh nhưng nếu giao tiếp sẽ thấy họ rất thông minh, họ học đúng cái họ cần.

Một người có thể giỏi nhiều thứ chứ không nhất thiết chỉ giỏi một thứ và dựa vào đó, doanh nghiệp có thể vận dụng nhân sự cho phù hợp. Người có trí thông minh logic nên ở nhà viết quy trình, người thông minh xúc cảm thì nên cho đi bán hàng.

“Do đó, người đứng đầu doanh nghiệp nên hiểu để khuyến khích cán bộ nhân viên học tập, phát huy nội tại và năng lực của họ để khai thác cho hiệu quả”, ông Hưng nhìn nhận.

 

Sinh viên khởi nghiệp qua góc nhìn của shark Phạm Thanh Hưng và CEO Nguyễn Tử Quảng

Sinh viên khởi nghiệp qua góc nhìn của shark Phạm Thanh Hưng và CEO Nguyễn Tử Quảng

Khởi nghiệp -  5 năm
Có ý tưởng là một chuyện, nhưng có thương mại hoá được nó hay không lại là một chặng đường rất dài và vô cùng gian nan đối với những bạn trẻ khởi nghiệp.
Sinh viên khởi nghiệp qua góc nhìn của shark Phạm Thanh Hưng và CEO Nguyễn Tử Quảng

Sinh viên khởi nghiệp qua góc nhìn của shark Phạm Thanh Hưng và CEO Nguyễn Tử Quảng

Khởi nghiệp -  5 năm
Có ý tưởng là một chuyện, nhưng có thương mại hoá được nó hay không lại là một chặng đường rất dài và vô cùng gian nan đối với những bạn trẻ khởi nghiệp.
Shark Hưng: Không ít bạn trẻ khởi nghiệp chưa làm được gì đã tìm cách gian lận

Shark Hưng: Không ít bạn trẻ khởi nghiệp chưa làm được gì đã tìm cách gian lận

Khởi nghiệp -  5 năm

Nhiều startup vẫn hay lo ngại về sự tham gia sâu của các nhà đầu tư thế nhưng với thực trạng “ăn thật, làm dối” của một số startup, việc nhà đầu tư đưa đội ngũ vào để kiểm soát ở một mức độ nhất định là điều bắt buộc nếu muốn dự án thành công.

Shark Hưng muốn bắt tay từ quán trà đá đến VinFast sau thương vụ bạc tỷ

Shark Hưng muốn bắt tay từ quán trà đá đến VinFast sau thương vụ bạc tỷ

Tiêu điểm -  5 năm

Không chỉ hướng đến những khách hàng cuối cùng trong chuỗi giá trị, dự án pin thông minh Mopo mà shark Phạm Thanh Hưng đầu tư còn tạo một hệ sinh thái cho nhiều đối tác từ những người bán tạp hoá, trà đá tới cả VinFast.

Shark Hưng: 'Đất nền, căn hộ cho thuê là kênh đầu tư tốt'

Shark Hưng: 'Đất nền, căn hộ cho thuê là kênh đầu tư tốt'

Bất động sản -  5 năm

Phó chủ tịch HĐQT CEN Group Phạm Thanh Hưng nhận định về cơ hội đầu tư bất động sản trong năm 2019 theo từng phân khúc và một số địa bàn trọng điểm.

Shark Hưng: “Thành công không có công thức chung”

Shark Hưng: “Thành công không có công thức chung”

Video -  6 năm

‘Nếu có 1 công thức nào đó để thành công thì chắc là cả nhân loại này thành công rồi. Nhưng tại sao chỉ có một số ít người thành công?’, Shark Hưng đặt câu hỏi.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  16 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  40 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  46 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  48 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  3 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.