Shopee bóp chẹt shophouse

Phương Linh Thứ sáu, 28/03/2025 - 09:12
Nghe audio
0:00

Nhà mặt phố từng được xem là 'gà đẻ trứng vàng' nhưng đang dần mất đi sức hút do người tiêu chuyển chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến.

Shopee lên ngôi, shophouse thất thế

Dạo một vòng quanh các khu chung cư cao tầng, các toà nhà văn phòng của Hà Nội, không khó để bắt gặp cảnh một người giao hàng bận rộn, ngồi trên vỉa hè, xung quanh là những gói hàng được xếp ngay ngắn và liên tục những cuộc điện thoại gọi khách xuống lấy đồ.

Với tốc độ giao hàng "nhanh như gió", khả năng cung cấp mọi nhu cầu của người dân, từ đồ dùng gia đình, điện tử, mỹ phẩm, đến những món hàng xa xỉ, hàng hiệu, thương mại điện tử, mà điển hình là các doanh nghiệp như Shopee, Tiki, đã thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng hiện nay chỉ cần vài cú nhấp chuột để "mua cả thế giới", không còn phải dạo bước trên những con phố mua sắm. Những cuộc mua hàng nhanh chóng ấy dường như đang làm chao đảo cả ngành bán lẻ truyền thống.

Trái với những điểm lấy hàng shopee vỉa hè nườm nượp người đến, kẻ đi giao nhận là tình trạng đìu hiu của hàng loạt các cửa hàng nhà phố, khối đế bán lẻ của các toà nhà chung cư, trung tâm thương mại.

Những dãy phố mua sắm từng đông đúc, nhộn nhịp, nay cũng đang dần trở nên vắng vẻ, thậm chí là trả mặt bằng hàng loạt. Tại các thành phố lớn, tình trạng mặt bằng bán lẻ bị trả lại ngày càng nhiều. Những con phố mua sắm sầm uất một thời giờ vắng lặng.

Hai năm qua, các tuyến phố trung tâm của TP.HCM chính là minh chứng rõ nhất cho thấy những thách thức lớn mà mô hình nhà phố bán lẻ đang phải đối mặt.

Tại các tuyến phố sầm uất, đắc địa ở TP.HCM, nhiều mặt bằng bị bỏ trống, khó cho thuê. Quá lâu không có khách thuê, nhiều căn nhà phố bị xuống cấp, bảng hiệu bong tróc, cửa đóng then cài.

Tại Hà Nội, nhiều mặt bằng ở tuyến phố sầm uất cũng chung cảnh bỏ trống nhiều mặt bằng do không tìm được khách thuê.

Tương tự, tại các khối đế bán lẻ tại các toà nhà chung cư, tỷ lệ lấp đầy cũng rất thấp. Tại một khu chung cư tại Long Biên, mặc dù đi vào hoạt động đã 5 năm và quy mô dân số hơn 5.000 người - không hề nhỏ, nhưng hiện một nửa khối đế bán lẻ tầng một vẫn chưa thể lấp đầy.

Ngay cả tại những đại dự án lớn, với hàng loạt các dãy shophouse (nhà mặt phố có thể mở cửa hàng) từng được quảng bá là "bất động sản dòng tiền" phía Đông Hà Nội, giúp chủ sở hữu "kiếm tiền ngay cả khi ngủ", giờ cũng trở thành gánh nặng của các nhà đầu tư.

Mô hình shophouse - từng là biểu tượng của sự phồn thịnh, là sản phẩm đầu tư hấp dẫn nhất thị trường thời điểm 5 - 7 năm trước, giờ đang mất dần sức hút. Nhiều nhà đầu tư bỏ ra cả vài triệu đô để sở hữu một căn shophouse, nhưng cho thuê chỉ được vài chục triệu mỗi tháng, thậm chí còn không có người thuê, bỏ hoang suốt nhiều năm.

Thị trường nhà phố cho thuê bão hòa, đi xuống đã khiến giấc mộng làm giàu, thu dòng tiền bền vững từ shophouse đang dần lụi tàn.

Một trong những lý do lớn nhất khiến các cửa hàng vật lý truyền thống chịu áp lực lớn trong hoạt động kinh doanh là do sự phát triển của thương mại điện tử.

Các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok đang bùng nổ với tốc độ chưa từng thấy với những lợi thế rất lớn về tính tiện lợi. Người tiêu dùng có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi, giao hàng tận nơi, thanh toán dễ dàng.

Các doanh nghiệp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng có lợi thế với chi phí thấp hơn, không cần chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ như nhà phố. Mô hình này cũng dễ dàng tiếp cận lượng lớn khách hàng mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý.

Theo các tổ chức nghiên cứu, người Việt chi cho mua hàng online mỗi tháng trung bình 1 tỉ USD. Các ngành hàng nổi bật thu hút lượng người mua sắm online lớn là đồ điện tử, làm đẹp, thời trang, đời sống. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ 2024 thống kê trên Shopee, TikTok Shop, Tiki và Sendo liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm.

Đặc biệt, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng ngày càng xa rời các cửa hàng truyền thống khiến hoạt động kinh doanh của các cửa hàng này càng khó khăn hơn.

Thế khó của các shophouse

Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 2/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 561,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều cơ hội hứa hẹn cho thị trường bán lẻ trong tương lai nhưng để các thương hiệu tận dụng được tiềm năng của thị trường Việt Nam, quan trọng là nắm bắt chính xác thị hiếu người tiêu dùng và tìm được mặt bằng hợp lý.

Báo cáo từ IFM Research cũng cho thấy, chỉ số niềm tin tiêu dùng trong năm 2025 dự kiến tăng nhẹ ở mức 4,11% (đã trừ lạm phát).

Còn theo Báo cáo của Cục thống kê (Bộ Tài Chính) cũng cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2025, doanh thu bán lẻ nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 15,9%; lương thực, thực phẩm tăng 9,9%; hàng may mặc tăng 9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,8%.

Điều này cho thấy bức tranh rất tích cực của thị trường tiêu dùng trong nước. Thế nhưng điều đáng chú ý là miếng bánh không chia đều cho cả phân khúc bán lẻ.

Trong khi các trung tâm thương mại vẫn có mức độ lấp đầy tốt thì các mặt bằng nhà phố, shophouse, khối đế bán lẻ của các toà chung cư lại đang ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê.

Đối với các trung tâm thương mại, sự quan tâm từ phía người tiêu dùng đối với các ngành hàng thiết yếu đồng thời là động lực cho các nhãn hàng tiếp tục mở rộng, khiến công suất năm 2024 của mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM tăng 2 điểm %, đạt 93% sau khi các khách thuê lớn như Poseidon, Galaxy Cinema, Muji, Uniqlo và Nitori mở rộng mặt bằng.

Tại Hà Nội, các tập đoàn bán lẻ quốc tế như Lotte Group và Central Retail tiếp tục mở rộng sự kiện diện trong năm 2025 vừa qua.

Trái lại, hoạt động của các nhà phố thương mại, khối đế bán lẻ của các chung cư vẫn tiếp tục ảm đạm.

Nguyên nhân được bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc cấp cao, bộ phận cho thuê thương mại, Savills TP.HCM cho rằng, các mặt bằng nhà phố đang mất dần ưu thế đối với các thương hiệu bán lẻ, đặc biệt là các thương hiệu nước ngoài.

Theo bà An, yêu cầu của thương hiệu lớn thường rất sát sao và khắt khe đối với mặt bằng bán lẻ, không chỉ từ vị trí đắc địa, chất lượng xây dựng mà còn phải đảm bảo các yếu tố pháp lý như minh bạch về sở hữu, các hạng mục về phòng cháy chữa cháy và giấy phép hoạt động bán lẻ, trong khi các mặt bằng nhà phố thường không đáp ứng được những yêu cầu này.

Bên cạnh đó, khách thuê quốc tế cần đảm bảo tính minh bạch về pháp lý, chất lượng xây dựng, công năng hoạt động trong khi mặt bằng nhà phố rất ít có thể đáp ứng được các yêu cầu trên.

Phần lớn các shophouse, nhà phố có diện tích hẹp, thiết kế cũ, không còn phù hợp với mô hình kinh doanh hiện đại.

Đơn cử như đối với việc kinh doanh nhà hàng, quán cafe lớn, yêu cầu mặt bằng rộng, các nhà phố có diện tích 40 - 60/sàn là rất khó đáp ứng. Khách thuê nếu lựa chọn, sẽ buộc phải thuê hai căn liền nhau để đập thông mặt sàn.

Mặt khác, vị trí đỗ ô tô cũng là điểm trừ của các nhà phố cho thuê so với các trung tâm thương mại khiến khách thuê cân nhắc.

Một yếu tố khác được bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao, bộ phận cho thuê thương mại, Savills Hà Nội chỉ ra là vấn đề về giá thuê.

Theo bà Minh, mặt bằng nhà phố tại TP. HCM và Hà Nội đang mất dần “ưu thế” do mức giá thuê bị đẩy lên quá cao, tiến độ thanh toán tiền thuê tương đối khắt khe. Phần lớn các chủ nhà đều kỳ vọng giá thuê cao, kèm theo các điều khoản thanh toán lên tới 6 tháng, thậm chí thanh toán theo năm.

Điều này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt những ngành cần tối ưu quá dòng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh.

Nhiều tuyến phố của Việt Nam có mức giá thuê nhà phố ở mức cao so với khu vực và thế giới. Đơn cử như mới đây, báo cáo của Cushman & Wakefield tiếp tục đưa đường Đồng Khởi (quận 1, TP. HCM) vào nhóm có giá thuê mặt bằng cao nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu.

Theo đơn vị này, giá thuê mặt bằng tại Đồng Khởi đạt 330USD/m2/tháng (tương đương khoảng 8 triệu đồng/m2/tháng), tăng 32% so với trước dịch Covid-19.

Thời gian gần đây, mặc dù tình trạng cho thuê gặp khó, nhưng giá thuê vẫn không có xu hướng giảm. Lý do là giá bất động sản tại trung tâm các thành phố lớn đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua, khiến các chủ nhà kỳ vọng giá thuê sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Điều này đã khiến các nhà phố cho thuê vốn đã khó tìm khách thuê phù hợp lại càng khó cho thuê.

Theo bà Minh, xu hướng này có thể nhìn thấy rõ ràng đối với các dịch vụ ăn uống. Trước đây các nhãn hàng F&B thường chuộng kinh doanh tại mặt phố lớn, nhưng hiện tại để tối ưu hóa dòng vốn lưu động nhằm cải tổ hoạt động kinh doanh, các nhãn hàng này đã lựa chọn trung tâm thương mại bởi có thể linh động trong thanh toán hơn, thậm chí có thể cân nhắc tới mô hình chia sẻ doanh thu.

Hướng đi cho doanh nghiệp trên thương mại điện tử

Hướng đi cho doanh nghiệp trên thương mại điện tử

Tiêu điểm -  1 tháng
Bối cảnh thương mại điện tử đang cho thấy hành vi tiêu dùng trực tuyến thay đổi đáng kể, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược mới.
Hướng đi cho doanh nghiệp trên thương mại điện tử

Hướng đi cho doanh nghiệp trên thương mại điện tử

Tiêu điểm -  1 tháng
Bối cảnh thương mại điện tử đang cho thấy hành vi tiêu dùng trực tuyến thay đổi đáng kể, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược mới.
Thị trường bán lẻ đối diện nhiều thách thức

Thị trường bán lẻ đối diện nhiều thách thức

Bất động sản -  1 tháng

Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá, xu hướng thương mại điện tử đang là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bán lẻ trong năm 2025.

Ngành bán lẻ vẫn là 'thỏi nam châm' hút vốn ngoại

Ngành bán lẻ vẫn là 'thỏi nam châm' hút vốn ngoại

Tài chính -  3 tháng

VPBankS cho biết, doanh số bán lẻ 10 tháng đầu năm đã đạt 5,25 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ, bất chấp nhiều khó khăn, thách thức.

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  5 tháng

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  25 phút

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  1 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản -  2 ngày

Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.

Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura

Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura

Bất động sản -  3 ngày

Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?

BIM Land giới thiệu bộ sưu tập biệt thự giới hạn tại Thanh Xuan Valley

BIM Land giới thiệu bộ sưu tập biệt thự giới hạn tại Thanh Xuan Valley

Bất động sản -  3 ngày

BIM Land chính thức giới thiệu bộ sưu tập giới hạn gồm 31 căn biệt thự hạng sang tại Valley Park Residences – phân khu biệt thự đồi thông nằm trong lòng thung lũng Thanh Xuan Valley, nơi được mệnh danh là “viên ngọc xanh” phía Bắc thủ đô.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  25 phút

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  1 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Tài chính -  1 giờ

Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đọc nhiều