Ngành bán lẻ vẫn là 'thỏi nam châm' hút vốn ngoại

Dũng Phạm Thứ hai, 30/12/2024 - 11:16

VPBankS cho biết, doanh số bán lẻ 10 tháng đầu năm đã đạt 5,25 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ, bất chấp nhiều khó khăn, thách thức.

Dù vẫn đối mặt với các thách thức chung, về tổng thể, ngành bán lẻ được kỳ vọng sẽ tiếp đà hồi phục và tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới, trên cơ sở vĩ mô dần ổn định và triển vọng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, cũng như xu hướng nhộn nhịp hơn trong thời gian cao điểm cuối năm của thị trường này.

Tác động của chính sách tiền tệ và tài khóa được triển khai trong giai đoạn 2023-2024, các biện pháp kích cầu tiêu dùng được Chính phủ đẩy mạnh và bối cảnh niềm tin thị trường dần phục hồi sẽ hỗ trợ sức mua từng bước cải thiện mạnh mẽ hơn trong giai đoạn cuối năm 2024, đầu năm 2025.

Nở rộ ngay từ đầu năm 2024 và kéo dài tới hết năm, thị trường mua bán sát nhập (M&A) diễn ra nhộn nhịp trong lĩnh vực bán lẻ, cho vay tiêu dùng và lan tỏa các thương vụ nổi bật khi các “ông lớn” đầu ngành đón nhận dòng tiền dồi dào từ khối nhà đầu tư nước ngoài.

Ngành bán lẻ sôi động từ đầu năm

Trong giai đoạn quý II/2024, Tập đoàn Masan đã công bố hoàn tất việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital. Giao dịch ước tính đã mang về cho Masan 6.228 tỷ đồng tiền mặt thuần, giúp cải thiện đáng kể bảng cân đối kế toán của công ty.

Khoản đầu tư từ Bain Capital là thương vụ đầu tiên của quỹ này tại Việt Nam, sẽ tăng cường nguồn lực, củng cố vị thế tài chính của Masan, giúp công ty tận dụng các cơ hội tăng trưởng để phục vụ nhu cầu của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam, bao gồm nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính và các nhu cầu cơ bản hàng ngày khác.

Theo đó, mảng kinh doanh tiêu dùng của Masan đã thể hiện kết quả khả quan trong năm 2023, lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy nhờ việc mở rộng doanh thu và nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong phân khúc FMCG, đồng thời đạt khả năng sinh lời tốt ở mảng bán lẻ hiện đại.

Cũng ngay trong quý đầu năm 2024, chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh thuộc Tập đoàn Thế Giới Di Động đã bán thành công 5% cổ phần cho quỹ đầu tư Trung Quốc - CDH Investments ngay trong quý đầu năm 2024, với định giá thị trường khoảng 1,7 tỷ USD.

CDH Investments hiện quản lý hơn 27 tỷ USD tài sản và là nhà đầu tư lớn của WH Group - đơn vị cung cấp thịt lợn lớn nhất thế giới và Midea Group - nhà sản xuất thiết bị gia dụng.

Trước Bách Hóa Xanh, CDH Investments từng sở hữu cổ phần Thế Giới Di Động vào năm 2013, khi công ty còn chưa niêm yết. Công ty Trung Quốc này đã nổi lên như ứng cử viên hàng đầu để mua lại cổ phần Bách Hoá Xanh sau khi vượt qua các đối thủ cạnh tranh.

Một “đại gia” ngành bán lẻ khác cũng được “sang tay” là Vincom Retail, ngày 18/3/2024, Tập đoàn Vingroup và công ty con đã ký thỏa thuận bán phần vốn góp lên tới 100% vốn điều lệ trong Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI - đơn vị đang sở hữu 99% vốn điều lệ của Công ty CP Kinh doanh Thương mại Sado. Được biết, Sado là cổ đông lớn của Vincom Retail với tỷ lệ 41,5%. Sau giao dịch, VIC vẫn còn nắm giữ 18,8% cổ phần VRE.

Việc thoái vốn nhằm mục đích tối ưu hóa phân bổ nguồn lực của Vingroup, chuyển từ các mảng kinh doanh đã ổn định sang các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Đồng thời, thương vụ cũng giúp bổ sung vốn cho hoạt động của Vingroup, bao gồm cả việc thanh toán nợ vay.

Theo Chứng khoán KB, tính đến cuối quý III/2024, Vingroup đã thoái 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI. Tổng giá trị thương vụ trên khoảng 39.100 tỷ đồng (tương đương 1,54 tỷ USD) và Vingroup đã nhận toàn bộ số tiền này.

Nhận thấy tiềm năng của mảng cho vay tiêu dùng hưởng lợi đáng kể từ đà phục hồi của ngành bán lẻ trong nước, dòng vốn nước ngoài cũng không bỏ lỡ cơ hội chiếm lấy thị phần mảng này ngay từ thời điểm đầu năm - giai đoạn ngành tín dụng tiêu dùng đối mặt thách thức, từ tỷ lệ nợ xấu tăng đến nhu cầu vay giảm sút ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ tiêu tăng trưởng.

Trong tháng 2/2024, Tập đoàn Home Credit đã công bố ký thỏa thuận khung có điều kiện để chuyển nhượng 100% phần vốn góp trong Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam - công ty tài chính chiếm 14% thị phần cho vay tiêu dùng Việt Nam cho ngân hàng lâu đời nhất Thái Lan - Siam Commercial Bank (SCB) của Thái Lan.

Thông báo cho biết, thỏa thuận chuyển nhượng trị giá khoảng 800 triệu Euro và quá trình chuyển giao dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2025, sau khi có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Thái Lan.

Doanh nghiệp phục hồi, tiếp đà tăng trưởng

Theo báo cáo mới nhất của Công ty chứng khoán VPBank (VPBankS), với sự lạc quan trong chi tiêu của người dân, doanh số bán lẻ trong 10 tháng đầu năm đã đạt 5,25 triệu tỷ đồng, tăng trưởng tích cực 8,5% so với cùng kỳ, bất chấp những khó khăn tới từ thiên tai, dịch bệnh cũng như nền kinh tế chung.

Doanh số bán lẻ phục hồi cùng sự lạc quan của người dân ở mức cao. Ảnh: VPBankS

Các mảng chính như ICT&CE (điện thoại di động và điện máy) hay bách hóa, trang sức, được phẩm... đều ghi nhận sự phục hồi khả quan.

Ba quý đầu năm, nhờ nhu cầu tiêu dùng quay trở lại và cuộc cạnh tranh giá bớt gay gắt, các mặt hàng ICT&CE của Thế giới di động (TGDĐ) và Digiworld đã tăng trưởng tích cực lần lượt 6,9% và 16,1% so với cùng kỳ.

Riêng với chuỗi điện máy FPT Shop, mặc dù ghi nhận doanh thu sụt giảm nhưng theo VPBankS thì ICT&CE hiện không còn là động lực tăng trưởng chính của FPT Retail.

Trong khi đó, mảng thị trường bán lẻ bách hóa sôi động trở lại với sự tham gia và dẫn dắt của hai thương hiệu lớn là Bách Hóa Xanh và Wincommerce.

Phân khúc khách hàng của hai chuỗi này có sự khác biệt khi Wincommerce tập trung vào hệ sinh thái trong các khu dân cư phức hợp, còn Bách Hóa Xanh tập trung vào ưu tiên thay đổi hành vi tiêu dùng người dân từ chợ sang siêu thị mini bởi các chương trình khuyến mại và trợ giá.

Hiện tại, hệ thống phân phối của hai chuỗi này đã lần lượt lên tới 1.726 đơn vị và 3.733 đơn vị tại cuối quý III/2024, góp phần tạo ra nguồn thu lớn lên tới hơn 30.000 tỷ đồng mỗi chuỗi trong năm ngoái.

Chỉ sau 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của Bách Hóa Xanh cũng đã vượt mức 30.300 tỷ đồng trong khi Wincommerce cũng đã đạt 24.400 tỷ đồng, tương đương 81% cùng kỳ.

Về khả năng sinh lời, giá trị lãi gộp của cả hai chuỗi đều trong xu hướng tăng khi biên lãi gộp của Bách Hóa Xanh được duy trì trên 25% còn của Wincommerce được cải thiện dần đều qua từng năm.

Trong khi đó ở mảng cho vay, Chứng khoán Shinhan dự báo dòng tín dụng sẽ có sự dịch chuyển trong thời gian tới. Theo đó, cơ cấu tín dụng sẽ có sự thay đổi khi nhóm tín dụng bán lẻ sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2025 và dẫn dắt đà tăng trưởng chung của nền kinh tế như giai đoạn 2021 - 2022.

Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ

Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ

Doanh nghiệp -  1 tháng
Năm 2024, kinh tế Việt Nam đối mặt thách thức, nhưng thị trường bán lẻ dần khởi sắc. Trong đó, Masan nổi bật với chiến lược kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ

Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ

Doanh nghiệp -  1 tháng
Năm 2024, kinh tế Việt Nam đối mặt thách thức, nhưng thị trường bán lẻ dần khởi sắc. Trong đó, Masan nổi bật với chiến lược kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024

Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024

Doanh nghiệp -  1 tháng

Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A, tăng tốc mô hình bán lẻ và IPO công ty Masan Consumer.

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  1 tháng

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

Tín dụng bán lẻ dự báo sớm tăng tốc trở lại

Tín dụng bán lẻ dự báo sớm tăng tốc trở lại

Tài chính -  2 tháng

Nhóm tín dụng bán lẻ dự báo sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2025 và dẫn dắt đà tăng trưởng chung của nền kinh tế như giai đoạn 2021 - 2022.

Thưởng thức bữa tiệc âm nhạc tại Danko Countdown Party 2025

Thưởng thức bữa tiệc âm nhạc tại Danko Countdown Party 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  31 phút

Hòa chung không khí rộn ràng chào đón năm mới 2025, Danko Group tổ chức sự kiện đặc biệt Danko Countdown Party 2025 - một đêm nhạc sôi động với dàn nghệ sĩ nổi tiếng diễn ra tại phố đi bộ The Rome, khu đô thị Danko City, TP. Thái Nguyên.

VND có thể mất giá 3% trong năm 2025

VND có thể mất giá 3% trong năm 2025

Doanh nghiệp -  34 phút

VCBS đánh giá, tỷ giá vẫn chịu áp lực trong năm tới và VND có thể giảm giá khoảng 3% so với USD.

VPS hút vốn cho mục tiêu kinh doanh tham vọng

VPS hút vốn cho mục tiêu kinh doanh tham vọng

Tài chính -  1 giờ

VPS lên kế hoạch huy động 12.000 tỷ đồng từ trái phiếu để có thêm nguồn lực hiện thực hoá tham vọng lợi nhuận 3.500 tỷ đồng.

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục

Doanh nghiệp -  2 giờ

Vietnam Airlines đã chấm dứt chuỗi thua lỗ 4 năm liên tiếp. Mặc dù vậy, hãng hàng không quốc gia vẫn còn lỗ lũy kế hàng chục nghìn tỷ đồng.

Động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế số Việt Nam

Động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế số Việt Nam

Tiêu điểm -  3 giờ

Kinh tế số với trụ cột là thương mại điện tử đang trở thành hướng đi tất yếu của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

Tòa tháp an cư gói trọn tâm huyết của chủ đầu tư MIA Invest

Tòa tháp an cư gói trọn tâm huyết của chủ đầu tư MIA Invest

Bất động sản -  3 giờ

Toà tháp MIA Center Point nơi kiến tạo một trải nghiệm sống trọn vẹn thể hiện tâm huyết, tầm nhìn và trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư MIA Invest.

Thủ tướng chốt thời hạn trình Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Thủ tướng chốt thời hạn trình Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tiêu điểm -  18 giờ

Bộ Công thương phải hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trình Chính phủ xem xét, phê duyệt trước 28/2/2025.