Tài chính
Siêu lợi nhuận của công ty môi giới trái phiếu thuộc Techcombank
Nhờ hoạt động tư vấn phát hành và môi giới trái phiếu, lợi nhuận sau thuế của CTCK Kỹ Thương trong năm 2018 tăng mạnh lên 1.224 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của ngân hàng Techcombank.
Công ty chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities -TCBS) thuộc Techcombank mới đây công bố kết quả kinh doanh ấn tương với mức lợi nhuận ròng tăng 68% so với năm 2017.
Cụ thể Techcom Securities đạt tổng doanh thu hoạt động 1.870 tỷ đồng tăng 87% so với năm 2017. Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp (1.226 tỷ đồng). Ngoài ra, công ty còn thu thêm 353 tỷ đồng lãi từ bán các tài sản tài chính và 110 tỷ đồng từ lãi các khoản cho vay và phải thu.
Chi phí hoạt động của công ty trong cả năm 2018 chỉ là 132 tỷ đồng, chi phí quản lý là 170 tỷ đồng. Cả hai khoản này đều đã tăng mạnh nhưng chỉ chiếm khoảng 16% doanh thu công ty. Nhờ đó lợi nhuận sau thuế của TCBS tăng mạnh lên 1.224 tỷ đồng.
Đây là mức lợi nhuận đang mong đợi của phần lớn công ty chứng khoán trên thị trường. SSI, công ty môi giới cổ phiếu dẫn đầu thị trường trong năm 2018 cũng chỉ đạt lợi nhuận sau thuế 1.420 tỷ đồng (tính riêng công ty mẹ).
Một nửa doanh thu của SSI đến từ phí môi giới chứng khoán và lãi cho vay đầu tư chứng khoán với quy mô cho vay lên đến gần 6.000 tỷ đồng. Đổi lại công ty đang vay ngắn và dài hạn khoảng 12.000 tỷ đồng và phải trả 536 tỷ đồng chi phí lãi vay trong năm 2018.
So với SSI, mô hình kinh doanh của TCBS dựa phần lớn vào thu phí dịch vụ phát hành trái phiếu. TCBS đang thống trị thị trường môi giới trái phiếu với hơn 80%. Công ty cho biết trong giai đoạn từ 2014 – 2017, đã tư vấn phát hành tổng giá trị trái phiếu 99.000 tỷ đồng.
Trong đó có các thương vụ phát hành trái phiếu tập trung vào một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Vingroup, Masan, Thành Thành Công, NovaLand…Các trái phiếu này được bán cho khách hàng cá nhân và tổ chức, thông qua các kênh khác nhau trong đó có 284 chi nhánh của Techcombank.
Thông qua sản phẩm chuyên biệt iBond (trái phiếu được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân), TCBS đã thu hút hơn 18 nghìn khách hàng tham gia đầu tư. Trong tuần gần nhất sản phẩm này thu hút 642 tỷ đồng, tuần trước đó là 521 tỷ đồng tiền đầu tư trái phiếu từ khách hàng cá nhân. Quy mô sản phẩm iBond của TCBS được cho là đã vượt 55 nghìn tỷ đồng.
Giới thiệu về ưu thế vượt trội của sản phẩm này, TCBS cho biết ngoài tính an toàn và lợi suất cao, trái phiếu iBond có thể được cầm cố để vay tại Techcombank trong trường hợp khách hàng cần tiền nhưng chưa muốn bán trái phiếu.
Đối với các khách hàng tổ chức, một trong những người mua lớn nhất các đợt trái phiếu mà TCBS tư vấn chính là Quỹ đầu tư trái phiếu Techcom (TCBF) do công Công ty quản lý quỹ Techcombank quản lý. Quỹ này đang đầu tư gần 6.000 tỷ đồng vào các trái phiếu của Vingroup, Masan, Novaland, CII, Thành Thành Công, Kinh Bac City…. Công ty quản lý quỹ Techcombank cũng mới ra mắt một quỹ trái phiếu khác để đầu tư vào thị trường trái phiếu.
Khác với các công ty chứng khoán còn lại trên thị trường, thường trung vào môi giới cổ phiếu, cho vay đầu tư và đầu tư tài chính, TCBS hướng đến 2 mảng dịch vụ chuyên biệt là tư vấn tài chính doanh nghiệp và quản lý tài sản cá nhân.
Ngoài hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu, TCBS cũng tham gia tư vấn phát hành và niêm yết cổ phiếu, mua bán sáp nhập và tái cấu trúc doanh nghiệp. Công ty cũng cung cấp hệ thống đầu tư trực tuyến với các sản phẩm đa dạng và công cụ hỗ trợ, tư vấn hiệu quả.
Các sản phẩm của TCBS đã mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, góp phần huy động hiệu quả các nguồn vốn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.
‘Ông trùm trái phiếu’ Techcom Capital nói về thị trường năm 2019
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra hội thảo trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.