Bài toán sở hữu trí tuệ thương hiệu gỗ Việt khi gia nhập CPTPP
Yêu cầu khắt khe về sở hữu trí tuệ thương hiệu là một trong những thách thức lớn đối với ngành gỗ Việt Nam trong việc gia nhập CPTPP.
Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng bằng cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng rõ ràng, đây là một hiểu lầm lớn.
Quyền sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ", nghĩa là chúng thường chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ một nước (ví dụ, nước Pháp) hoặc trong lãnh thổ một khu vực (ví dụ, trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI)) nơi đăng ký và nhận được sự bảo hộ.
Vì vậy, một công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp hợp pháp ở thị trường nội địa và đã được cấp các quyền đó sẽ sớm nhận ra rằng những quyền này không được bảo hộ ở thị trường xuất khẩu, trừ khi các quyền đó đã được đăng ký và được cấp bởi cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường xuất khẩu có liên quan.
Các ngoại lệ
Có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc này. Thứ nhất, ở một số nước (chủ yếu là những nước có hệ thống pháp luật dựa trên “ thông luật ", như Ôxtrâylia, Ấn Độ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng. Nghĩa là, khi nhãn hiệu đã được sử dụng trong lãnh thổ một nước có liên quan, nó sẽ nhận được sự bảo hộ ở một mức độ nhất định ngay cả khi chưa đăng ký.
Tuy nhiên, ngay cả ở những nước mà nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng thì tốt hơn hết bạn hãy đăng ký nhãn hiệu vì điều này sẽ mang lại sự bảo hộ mạnh hơn và làm cho việc thực hiện quyền được diễn ra một cách dễ dàng và ít phiền toái hơn đáng kể.
Thứ hai, với các quyền không yêu cầu tuân thủ các thủ tục hành chính để có được sự bảo hộ (như quyền tác giả và quyền liên quan) thì cũng không cần phải đăng ký để nhận được sự bảo hộ ở nước ngoài. Quyền tác giả, tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật (nhóm tác phẩm kể cả phần mềm máy tính) được bảo hộ tự động ngay khi tác phẩm được tạo ra, hoặc ở một số nước, ngay khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất bất kỳ.
Liên quan đến việc bảo hộ ở nước ngoài, một tác phẩm được công dân hoặc cư dân của một nước là thành viên của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật hoặc thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tạo ra sẽ được bảo hộ tự động ở tất cả các nước thành viên khác của Công ước Berne hay WTO. Hiện nay, tổ chức này có hơn 150 nước thành viên.
Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp khác, việc nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một điều kiện tiên quyết quan trọng để nhận được sự bảo hộ ở nước khác. Thông thường, đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, việc sớm áp dụng các biện pháp bảo hộ là rất quan trọng.
Những doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý về những vấn đề sau:
- Đáp ứng thời hạn nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài;
- Hạn chế việc bộc lộ để tránh bị sao chép hay bắt chước;
- Phát hiện kịp thời liệu sản phẩm định xuất khẩu có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu quyền khác hay không để tránh việc kiện tụng tốn kém hoặc không thể đưa sản phẩm đến với thị trường mong muốn;
- Làm cho việc đàm phán hợp đồng li - xăng, nhượng quyền thương mại hoặc các hợp đồng khác với doanh nghiệp khác trở nên dễ dàng mà không sợ bị mất quyền sở hữu trí tuệ vào tay người khác.
Yêu cầu khắt khe về sở hữu trí tuệ thương hiệu là một trong những thách thức lớn đối với ngành gỗ Việt Nam trong việc gia nhập CPTPP.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho rằng, đẩy mạnh việc thực thi Quyền sở hữu Trí tuệ tại Việt Nam không phải là câu chuyện làm giàu cho các công ty lớn mà chính là để cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.