Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Công thương đề xuất tiếp tục phát triển 24 dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030. 27 dự án khác sẽ xem xét sang giai đoạn sau 2030 để đảm bảo tỷ lệ hợp lý các nguồn điện năng lượng tái tạo.
Bộ Công thương vừa có báo cáo cụ thể về kết quả rà soát các dự án điện mặt trời (ĐMT) đã được quy hoạch. Tổng số dự án đã được phê duyệt/bổ sung quy hoạch là 175 dự án.
Cụ thể, trong 58 dự án do Thủ tướng quyết định phê duyệt quy hoạch (công suất khoảng 11.000MW) ghi nhận 55 dự án tập trung tại khu vực miền Trung và miền Nam và 3 dự án tại miền Bắc. Đã có 21 dự án (khoảng 4.700MW) đi vào vận hành, tập trung toàn bộ tại miền Trung và miền Nam.
Trong 117 dự án còn lại (do Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch với tổng công suất khoảng 4.220MW), ghi nhận 110 dự án (khoảng 4.200MW) tại miền Trung và miền Nam. 110 dự án (khoảng 4.000MW) đã đi vào vận hành với 106 trường hợp đặt tại 2 miền Trung, Nam.
Cũng theo bộ này cho biết, còn 51 dự án/một phần dự án ĐMT (tổng công suất khoảng 6.600MW) đã được duyệt bổ sung quy hoạch, nhưng có phần công suất chưa đi vào vận hành.
Trong đó gồm: 5 dự án/một phần dự án ĐMT (tổng công suất khoảng 452MW) đã thi công xong, chờ xác định giá bán điện như Phù Mỹ 1,3 (giá trị khoảng 3.600 tỷ đồng), Thiên Tân 1.2, 1.3, 1.4 (khoảng 5.000 tỷ đồng); một phần dự án Phước Minh, Thuận Nam (tổng mức đầu tư khoảng 11.140 tỷ đồng).
19 dự án/một phần dự án (tổng công suất khoảng 1.980MW) đã có nhà đầu tư và đã triển khai đầu tư ở nhiều mức độ khác nhau.
Đồng thời, còn có 27 dự án/một phần dự án (tổng công suất khoảng 4.140MW) chưa có nhà đầu tư, bao gồm: 26 dự án ĐMT và một phần còn lại của ĐMT Hồ Dầu Tiếng (1.050MW). Trong đó, có một số dự án đang thực hiện thủ tục cấp chủ trương đầu tư, các địa phương đang thẩm định để cấp chủ trương đầu tư, có những dự án chưa triển khai gì.
Bộ Công thương tổng kết, các dự án/phần dự án đã hoàn thành thi công có tổng công suất khoảng 452MW (tổng mức đầu tư khoảng 11.800 tỷ đồng), các dự án ĐMT đã được quy hoạch, chấp thuận nhà đầu tư (tính đến hết 25/6/2022) có tổng công suất khoảng 1.980MW, nhưng chi phí đầu tư chưa đủ cơ sở/số liệu để xác định, các dự án ĐMT đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư có tổng công suất khoảng 4.140MW.
Để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tránh xảy ra khiếu kiện và đền bù cho nhà đầu tư, Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng cho phép tiếp tục phát triển các dự án ĐMT đã được chấp thuận nhà đầu tư (bao gồm những dự án đã hoàn thành thi công) trong giai đoạn đến năm 2030 với tổng công suất khoảng 2.430MW.
Đồng thời, các dự án ĐMT chưa được chấp thuận nhà đầu tư (tổng công suất khoảng 4.140MW) có thể xem xét giãn sang giai đoạn sau năm 2030 để đảm bảo tỷ lệ hợp lý của các nguồn điện năng lượng tái tạo trong hệ thống. Lý do đưa ra là, nếu đưa vào giai đoạn trước năm 2030 sẽ làm tỷ lệ năng lượng tái tạo trong hệ thống tăng cao (khoảng 26% tổng công suất toàn hệ thống). Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện cũng như vận hành kinh tế các nguồn thủy điện, nhiệt điện và bao tiêu khí hiện có.
Trong thời gian đến năm 2030, nếu điều kiện kỹ thuật của hệ thống điện quốc gia tốt hơn, có thêm các công cụ điều hành, đảm bảo hấp thụ mức độ cao hơn ĐMT và vận hành an toàn, kinh tế các nguồn điện trong hệ thống, hoặc có nhiều nguồn điện chậm tiến độ và phải có giải pháp thay thế, Bộ Công thương sẽ yêu cầu EVN tính toán, kiểm tra và báo cáo Chính phủ.
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.