Sống bất an trong chung cư cao cấp

Minh Phương Thứ hai, 02/04/2018 - 08:30

Bên trong những toà nhà chung cư hào nhoáng ngay giữa các đô thị lớn là những mâu thuẫn âm ỉ chỉ chực chờ bùng phát.

Dự án Golden West, số 2 Lê Văn Thiêm, Hà Nội

Nơi cuộc sống chưa bao giờ yên ổn!

Còn nhớ ngày nào mới dọn về chung cư Golden West, số 2 Lê Văn Thiêm (quận Thanh Xuân, Hà Nội) hồi cuối năm 2016, anh N.X. Hồng đã từng nuôi niềm hạnh phúc khi cả gia đình được sống trong một khu chung cư cao cấp hiện đại. Anh mừng vì mua được căn hộ tại dự án ngay giữa trung tâm khu vực Trung Hoà - Nhân Chính, nơi cách cơ quan vợ chồng anh đi làm không quá xa lại tiện đường đưa đón các con đi học.

Thế nhưng đến giờ phút này, sau gần hai năm sống tại đây, cuộc sống bình yên đó của gia đình anh dường như vẫn chưa trở thành hiện thực. Bên trong những toà nhà chung cư cao cấp ngay giữa một trong những tuyến phố đắt đỏ nhất của quận Nhân Chính là cuộc sống chưa bao giờ yên ổn.

Anh Hồng kể, ngay khi dọn về chung cư này, anh cùng những người dân nơi đây đã vô cùng bất ngờ, "tá hoả" khi biết chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế dự án, biến ô thoáng thành căn hộ. Thậm chí, khi cư dân về sinh sống dự án còn chưa hoàn thiện, chưa được nghiệm thu theo đúng quy định pháp luật. Lối vào dự án, các sảnh của toà nhà hành lang vẫn ngập ngụa trong cát đá, xi măng, vật liệu xây dựng.

Chưa dừng lại ở đó, điều khiến anh Hồng ngày đêm "ăn không ngon ngủ không yên" suốt thời gian qua là vấn đề về phòng cháy chữa cháy (PCCC) khi đến thời điểm hiện tại, các hạng mục này vẫn được hoàn thành.

Cũng vì thế mà vụ hỏa hoạn xảy ra tại chung cư Carina Plaza, TP. HCM khiến 13 người tử vong mới đây đã một lần nữa khiến cư dân Golden West hoang mang tột độ, buộc phải xuống đường căng khẩu hiệu tố chủ đầu tư.

Anh Hồng không dám nghĩ tới một ngày "không may" khi có sự cố cháy nổ tại dự án, với hệ thống PCCC còn chưa hoàn thành và được nghiệm thu, hơn 400 hộ dân Golden West sẽ làm cách nào thoát thân để bảo toàn tính mạng của mình?!

Sống bất an trong chung cư cao cấp
Cư dân chung cư Golden West căng băng rôn ngay trước mặt tiền của dự án để phản đối chủ đầu tư

Kể từ khi về đây sinh sống cho đến thời điểm hiện tại, các cư dân Golden West không thể nhớ nổi đã bao nhiêu lần xuống đường như vậy! Rồi cả việc gửi đơn kiến nghị gửi các cơ quan liên quan như UBND phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Công an PCCC quận Thanh Xuân, thậm chí cả Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội họ cũng đã làm. Song mọi việc vẫn như cũ.

“Cư dân chúng tôi thực sự đã quá mệt mỏi. Chúng tôi bỏ tiền tỷ mua nhà không phải để hàng ngày phải sống trong bức xúc, hoang mang, lo lắng không có hồi kết như vậy”, anh Cường một cư dân khác của dự án cho hay.

Những câu chuyện tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư như tại Golden West ở các chung cư hiện nay vốn không phải là hiếm tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM.

Dường như, trải qua giai đoạn các dự án chung cư đua nhau xây dựng và mở bán những năm 2014 – 2015, đến năm 2016 – 2017 các dự án bắt đầu bàn giao căn hộ, và khi người dân được thực sự sống và trải nghiệm tại những dự án căn hộ của mình thì cũng là lúc những mâu thuẫn và bất đồng giữa cư dân và chủ đầu tư bùng nổ mạnh mẽ.

Sự việc thậm chí còn được đẩy lên đỉnh điểm khi hầu như tuần nào cũng có cư dân của một dự án chung cư nào đó tập trung xuống đường căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư.

Đáng nói là nội chiến chung cư không trừ bất cứ ai, từ những chung cư bình dân, giá rẻ đến những dự án cao cấp, nơi một thời đã từng được các chủ đầu tư tung hô là sẽ mang đến những thiên đường, cuộc sống trong mơ cho cư dân.

Mới đây, hàng trăm khách hàng mua nhà ở dự án Mulberry Lane từng được mệnh danh là "đẳng cấp Singapore giữa lòng Hà Nội" cũng đã xuống đường phản đối chủ đầu tư vì những tiện ích không như cam kết ban đầu.

Theo chị Hương, một cư dân của dự án cho biết, mặc dù là chung cư cao cấp nhưng mỗi khi về nhà, chị có cảm giác như lạc vào một khu nhà hoang. "Từ ngoài cổng đến sảnh, thậm chí là hành lang dẫn vào các căn hộ đều bẩn thỉu, cây cối xơ xác vì không được chăm sóc. Đường vào dự án hư hỏng, ổ gà, sụt lún cũng không được tu sửa”.

Chung cư chẳng khác nào thời "nguyên thuỷ". Không có camera hành lang và hầm gửi xe. Chủ đầu tư nói rõ với người dân là chỉ cho họ thuê chỗ để xe, không có trách nhiệm bảo vệ người dân khi tài sản của họ bị mất trộm hay hư hỏng, chị Hương cho hay.

Một bóng đèn hành lang cháy trong vòng hai tháng nhưng ban quản lý toà nhà không hề hay biết, người dân báo liên tục ba lần trong vòng ba tuần mới được thay. Vào đến trong nhà mình thì nhiều lúc không có nước sạch để dùng. Thỉnh thoảng mở vòi nước, chị Hương lại thấy đen xì, mùi hôi khó chịu hoặc không thì nước cũng có màu vàng.

Sống tại đây đã bốn năm, vợ chồng, con cái chị vẫn phải dùng thứ nước đục nhờ đó để sinh hoạt. Máy lọc nước dùng hết công suất cũng chỉ đủ dùng cho nấu ăn và cho bọn trẻ. Trong khi đó, cư dân tại dự án đã chấp nhận mức phí dịch vụ ở thời điểm 2013 là gần 11 nghìn/m2 với hy vọng sẽ được hưởng những dịch vụ chính đáng.

"Gia đình tôi và cư dân sống trong dự án đã quá chán nản và mệt mỏi khi những kiến nghị lên chủ đầu tư đều vô vọng", chị Hương chia sẻ.

Không chỉ những dự án đã đi vào hoạt động, kể cả những chung cư đang xây dựng cũng nảy sinh mâu thuẫn giữa khách hàng và chủ đầu tư. Điển hình như tại dự án Trung tâm thương mại - văn phòng - căn hộ để bán và cho thuê Discovery Complex số 302 Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), mới đây cư dân tại dự án này cũng xuống đường tố chủ đầu tư chậm bàn giao nhà, tự ý tăng diện tích căn hộ.

Sống bất an trong chung cư cao cấp 1
Khách hàng căng băng rôn phản đối chủ đầu tư bên ngoài dự án Discovery Complex

Theo đó, thời hạn bàn giao nhà là quý I/2016, chủ đầu tư được phép chậm bàn giao trong khoảng thời gian không vượt quá 180 ngày, tức là chậm nhất vào tháng 9/2016. Tuy nhiên, đến nay, cư dân vẫn chưa được bàn giao nhà mặc dù đã có phản ánh, kiến nghị nhiều lần đến chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của cư dân, chủ đầu tư dự án còn tự ý thay đổi thiết kế chung của dự án so với quảng cáo ban đầu, không có bất kỳ thông báo nào đến cư dân. Nhiều căn hộ diện tích bị tăng lên đến vài chục m2 khiến người dân phải trả thêm hàng trăm triệu đồng.

Hay như tại phường Yên Hòa, cư dân ở Dự án chung cư Home City (177 phố Trung Kính, quận Cầu Giấy) vẫn chưa thể "yên hòa". Khi rao bán, chủ đầu tư thì địa chỉ là 177 Trung Kính, nhưng đến lúc bàn giao nhà vào ở, thì lại yêu cầu cư dân phải đi lối ra đường Nguyễn Chánh.

Không chỉ Hà Nội, tại TP. HCM, thời gian gần đây, các tranh chấp tại các chung cư cũng đang có dấu hiệu gia tăng. Đơn cử, tại chung cư chung cư Riva Park quận 4 do Công ty cổ phần Địa ốc Việt (Vietcomreal) làm chủ đầu tư. Mặc dù đã bàn giao và đi vào hoạt động vài tháng qua, nhưng theo cư dân Riva Park, đến ngày họp 6/1/2018, họ vẫn chưa nhận được các giấy tờ pháp lý chứng minh toà nhà đủ điều kiện để đưa vào vận hành.

Bên cạnh đó, cư dân rất thất vọng khi phí quản lý phải đóng quá cao (14.000 đồng/m2/tháng) nhưng tiện ích phục vụ lại không tương xứng, thậm chí không đúng như chủ đầu tư quảng cáo khi bán dự án. Các tiện ích chủ đầu tư cam kết ban đầu như công viên nội khu, trung tâm thương mại, dịch vụ, khu vui chơi trẻ em, phòng gym đến nay vẫn chưa hoàn thiện.

Sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp

Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), toàn thành phố hiện có 935 chung cư cao tầng thì có đến 105 chung cư đang xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. 9 trong số 105 chung cư tranh chấp diễn biến gay gắt và phức tạp.

Báo cáo của HoREA cũng chỉ ra rằng, để xảy ra tranh chấp chủ yếu là do chủ đầu tư chậm tổ chức đại hội chung cư để bầu Ban quản trị; chưa bàn giao quỹ bảo trì chung cư; tranh chấp phần sở hữu chung trong chung cư như nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích có thể kinh doanh cho thuê.

Hay tranh chấp về quản lý sử dụng nguồn thu phí vận hành chung cư của các hộ dân nộp hàng tháng; về chất lượng xây dựng chung cư; chất lượng thiết bị; công trình phòng cháy chữa cháy.

Đặc biệt gay gắt là nhiều trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng cam kết; chưa làm sổ đỏ cho người mua nhà qua nhiều năm. Trong đó có nhiều trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp; hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã đưa dân vào ở không đảm bảo an toàn.

Trước những diễn biến tranh chấp tại các chung cư ngày càng căng thẳng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị UBND TP. Hà Nội và TP. HCM báo cáo về tình trạng dân cư khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trước 30/11 để cơ quan này tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hai thành phố này vẫn chưa báo cáo Bộ Xây dựng như yêu cầu.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA dự báo, tình hình tranh chấp ở các chung cư trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến ngày càng gay gắt, phức tạp. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật chưa có biện pháp chế tài kịp thời và hiệu quả đối với các tranh chấp này.

Trong khi đó, mâu thuẫn bùng nổ ngày càng phức tạp tại nhiều dự án chung cư hiện nay đang hàng ngày, hàng giờ làm xáo trộn cuộc sống, gây hoang mang, thất vọng cho hàng triệu cư dân chung cư. 

Từ một phân khúc bất động sản hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người mua nhà, đặc biệt là những gia đình trẻ, thị trường này đang ngày càng mất dần sức hút đối với chính những khách hàng tiềm năng của mình.

Nội chiến căng thẳng ở toà tháp căn hộ cao nhất Việt Nam

Nội chiến căng thẳng ở toà tháp căn hộ cao nhất Việt Nam

Bất động sản -  6 năm
Bên trong vẻ hào nhoáng của tổ hợp cao sừng sững Discovery Complex là những mâu thuẫn âm ỉ đã bùng phát thành những tranh chấp căng thẳng giữa chủ đầu tư và người mua nhà.
Nội chiến căng thẳng ở toà tháp căn hộ cao nhất Việt Nam

Nội chiến căng thẳng ở toà tháp căn hộ cao nhất Việt Nam

Bất động sản -  6 năm
Bên trong vẻ hào nhoáng của tổ hợp cao sừng sững Discovery Complex là những mâu thuẫn âm ỉ đã bùng phát thành những tranh chấp căng thẳng giữa chủ đầu tư và người mua nhà.
Tầng hầm chung cư: 'Quả bom cháy' nguy hiểm đang bị xem nhẹ

Tầng hầm chung cư: 'Quả bom cháy' nguy hiểm đang bị xem nhẹ

Bất động sản -  6 năm

Nếu xảy ra sự cố cháy nổ tại tầng hầm, chỉ một đốm lửa nhỏ cũng có thể biến hàng trăm chiếc ô tô, xe máy chứa đầy xăng trong chớp mắt trở thành những quả bom vừa cháy, vừa nổ vô cùng nguy hiểm.

Nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với Năm Bảy Bảy sau vụ cháy chung cư Carina Plaza

Nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với Năm Bảy Bảy sau vụ cháy chung cư Carina Plaza

Tài chính -  6 năm

Vụ cháy chung cư Carina Plaza khiến 13 người thiệt mạng trước mắt đã tác động mạnh đến giá cổ phiếu Năm Bảy Bảy và về lâu dài, triển vọng kinh doanh của những dự án công ty dự kiến bán hàng trong năm nay cũng đang là câu hỏi ngỏ.

Công ty Năm Bảy Bảy có vai trò gì trong vụ cháy chung cư Carina Plaza?

Công ty Năm Bảy Bảy có vai trò gì trong vụ cháy chung cư Carina Plaza?

Tiêu điểm -  6 năm

Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy khẳng định đơn vị này không phải là chủ đầu tư dự án chung cư Carina Plaza, nơi vừa diễn ra vụ cháy nghiêm trọng khiến 13 người thiệt mạng.

Những bài học đắt giá từ vụ cháy chung cư Carina Plaza

Những bài học đắt giá từ vụ cháy chung cư Carina Plaza

Tiêu điểm -  6 năm

“Cửa thang thoát hiểm chèn cục gạch, cục đá là điều tắc trách nhất mà người Việt nghĩ ra để tự giết mình".

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  14 giờ

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  18 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  18 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.