Khởi nghiệp

Startup học cách đứng trên vai người khổng lồ

Việt Hưng Thứ năm, 31/10/2019 - 09:40

Từ góc độ startup, với nguồn lực hạn chế và nhiều thách thức trong giai đoạn đầu tăng trưởng, chiến lược bắt tay với các doanh nghiệp lớn hơn giúp startup tận dụng nguồn lực sẵn có của những "gã khổng lồ".

Theo báo cáo "Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019" được thống kê và công bố bởi Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia (Austrade), Việt Nam có số lượng công ty khởi nghiệp nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á. Trong giai đoạn 2012-2017, số lượng startup tại Việt Nam tăng nhanh từ 400 lên hơn 3.000.

Thế nhưng, phần đông các startup lại chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án. Khó khăn, thách thức, rủi ro là những yếu tố mà một startup không thể tránh khỏi. Số lượng doanh nghiệp startup tại Việt Nam duy trì hoạt động được đến năm thứ 3 là rất ít, thậm chí là khan hiếm. Và con số còn lại thường không duy trì nổi quá 2 năm.

Từ góc độ startup, với nguồn lực hạn chế và nhiều thách thức trong giai đoạn đầu tăng trưởng, chiến lược bắt tay với các doanh nghiệp lớn hơn giúp startup tận dụng nguồn lực sẵn có của những "gã khổng lồ".

Thực tế, chiến lược "đứng trên vai người khổng lồ" đã được các startup trên thế giới áp dụng từ lâu. Thậm chí, tại Trung Quốc, giới khởi nghiệp đã đúc rút ra được công thức nhằm giúp các startup nhanh chóng trở thành "kỳ lân" công nghệ.

Bytedance, công ty đứng sau ứng dụng Douyin tại Trung Quốc, hay còn được biết đến với cái tên Tik Tok trên thị trường quốc tế, là unicorn lớn thứ hai của nước này, khi được định giá 500 tỷ NDT. Didi Chuxing, dịch vụ taxi công nghệ lớn nhất Trung Quốc, đứng thứ ba với giá trị khoảng 300 tỷ NDT.

Trong đó, điểm chung của các kỳ lân Trung Quốc như Ant Financial Services, hay Didi Chuxing đó là đều nhận được sự hậu thuẫn lớn từ các đại gia hàng đầu như Alibaba, Tencent hay Baidu. Ant Financial Services là một thành viên trực thuộc tập đoàn Alibaba. Didi Chuxing thì được hậu thuẫn bởi cả Alibaba và Tencent. 

Ở Việt Nam, những cái bắt tay như vậy không nhiều. Bởi không dễ để các startup Việt Nam lọt vào mắt xanh của các ông lớn như câu chuyện tại Trung Quốc.

Cú hích từ nền kinh tế số

Mặc dù còn nhiều hạn chế về tầm nhìn khởi nghiệp, vấn đề xây dựng, vận hành sản phẩm chưa thực sự tốt, nhưng startup Việt Nam vẫn hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế số. Cụ thể, Việt Nam đang là nền kinh tế số lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia và Thái Lan.

Ước tính, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 12 tỷ USD bao gồm 5 lĩnh vực chính là du lịch trực tuyến, truyền thông - quảng cáo, gọi xe, thương mại điện tử, và các dịch vụ tài chính số. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, lĩnh vực thương mại điện tử và gọi xe đang rất hấp dẫn. Theo Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á. Trong khi quy mô của thị trường gọi xe Việt Nam đã lên tới 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 57% - cao nhất ở Đông Nam Á.

Năm 2019, Việt Nam chứng kiến nhiều hơn những cái bắt tay giữa "tí hon" và "người khổng lồ". Swift247 - một startup non trẻ trong lĩnh vực logistics đã kết hợp cùng Vietjet và Grab nhằm cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu hỏa tốc tại Việt Nam. Trong tương lai, các bên sẽ hướng đến khả năng tích hợp dịch vụ Swift247 vào nền tảng Grab.

Gần đây, Tiki công bố mua lại 100% vốn Ticketbox - nền tảng phân phối vé và quản lý sự kiện trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Đáng chú ý, hậu sáp nhập TicketBox vẫn hoạt động độc lập, Tiki hỗ trợ về con người và nguồn vốn. Hai bên kỳ vọng có được 10% thị trường quy mô 200 triệu USD.

FastGo cũng vừa có hợp tác quan trọng với Tập đoàn Vingroup, nhằm đưa các xe VinFast Fadil và VinFast Lux vào dịch vụ gọi xe của FastGo. Đây là một mô hình hợp tác kinh doanh đầu tiên trên thế giới, giữa một đơn vị sản xuất xe ô tô trực tiếp với một startup về công nghệ. Cú bắt tay giữa Vingroup và FastGo được kì vọng tạo ra sự khác biệt trên thị trường gọi xe.

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Khởi nghiệp -  4 năm
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, như chưa có định hướng rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại, các mặt hàng về Việt Nam vẫn còn hạn chế chưa được đa dạng...
Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Khởi nghiệp -  4 năm
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, như chưa có định hướng rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại, các mặt hàng về Việt Nam vẫn còn hạn chế chưa được đa dạng...
Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD

Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD

Khởi nghiệp -  5 năm

Được thành lập từ năm 2015 đến nay, MindX đã có 5 trung tâm tại Hà Nội và TP HCM, đào tạo hơn 8.500 học sinh, sinh viên và người đã đi làm.

Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học

Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học

Khởi nghiệp -  5 năm

Được ấp ủ từ năm 2014, chính thức phát triển từ năm 2015, startup giáo dục VietFuture ra đời với sứ mệnh bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cho con trẻ - đặc biệt là trẻ em tại các thành phố lớn, dựa trên nền tảng đạo đức, thái độ và trách nhiệm.

Startup bất động sản Rever nhận vốn 2,3 triệu USD từ quỹ ngoại

Startup bất động sản Rever nhận vốn 2,3 triệu USD từ quỹ ngoại

Khởi nghiệp -  5 năm

Trước đó, Rever đã gọi vốn thành công từ ông Lê Hồng Minh - nhà sáng lập VNG, ông Phan Minh Tân - nhà sáng lập Tập đoàn 24H và 4 triệu USD từ Quỹ VinaCapital.

Số lượng startup của Việt Nam nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á

Số lượng startup của Việt Nam nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á

Khởi nghiệp -  5 năm

Tuy nhiên, phần đông các doanh nghiệp, startup lại chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  56 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.