Khởi nghiệp

Startup học cách đứng trên vai người khổng lồ

Việt Hưng Thứ năm, 31/10/2019 - 09:40

Từ góc độ startup, với nguồn lực hạn chế và nhiều thách thức trong giai đoạn đầu tăng trưởng, chiến lược bắt tay với các doanh nghiệp lớn hơn giúp startup tận dụng nguồn lực sẵn có của những "gã khổng lồ".

Theo báo cáo "Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019" được thống kê và công bố bởi Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia (Austrade), Việt Nam có số lượng công ty khởi nghiệp nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á. Trong giai đoạn 2012-2017, số lượng startup tại Việt Nam tăng nhanh từ 400 lên hơn 3.000.

Thế nhưng, phần đông các startup lại chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án. Khó khăn, thách thức, rủi ro là những yếu tố mà một startup không thể tránh khỏi. Số lượng doanh nghiệp startup tại Việt Nam duy trì hoạt động được đến năm thứ 3 là rất ít, thậm chí là khan hiếm. Và con số còn lại thường không duy trì nổi quá 2 năm.

Từ góc độ startup, với nguồn lực hạn chế và nhiều thách thức trong giai đoạn đầu tăng trưởng, chiến lược bắt tay với các doanh nghiệp lớn hơn giúp startup tận dụng nguồn lực sẵn có của những "gã khổng lồ".

Thực tế, chiến lược "đứng trên vai người khổng lồ" đã được các startup trên thế giới áp dụng từ lâu. Thậm chí, tại Trung Quốc, giới khởi nghiệp đã đúc rút ra được công thức nhằm giúp các startup nhanh chóng trở thành "kỳ lân" công nghệ.

Bytedance, công ty đứng sau ứng dụng Douyin tại Trung Quốc, hay còn được biết đến với cái tên Tik Tok trên thị trường quốc tế, là unicorn lớn thứ hai của nước này, khi được định giá 500 tỷ NDT. Didi Chuxing, dịch vụ taxi công nghệ lớn nhất Trung Quốc, đứng thứ ba với giá trị khoảng 300 tỷ NDT.

Trong đó, điểm chung của các kỳ lân Trung Quốc như Ant Financial Services, hay Didi Chuxing đó là đều nhận được sự hậu thuẫn lớn từ các đại gia hàng đầu như Alibaba, Tencent hay Baidu. Ant Financial Services là một thành viên trực thuộc tập đoàn Alibaba. Didi Chuxing thì được hậu thuẫn bởi cả Alibaba và Tencent. 

Ở Việt Nam, những cái bắt tay như vậy không nhiều. Bởi không dễ để các startup Việt Nam lọt vào mắt xanh của các ông lớn như câu chuyện tại Trung Quốc.

Cú hích từ nền kinh tế số

Mặc dù còn nhiều hạn chế về tầm nhìn khởi nghiệp, vấn đề xây dựng, vận hành sản phẩm chưa thực sự tốt, nhưng startup Việt Nam vẫn hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế số. Cụ thể, Việt Nam đang là nền kinh tế số lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia và Thái Lan.

Ước tính, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 12 tỷ USD bao gồm 5 lĩnh vực chính là du lịch trực tuyến, truyền thông - quảng cáo, gọi xe, thương mại điện tử, và các dịch vụ tài chính số. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, lĩnh vực thương mại điện tử và gọi xe đang rất hấp dẫn. Theo Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á. Trong khi quy mô của thị trường gọi xe Việt Nam đã lên tới 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 57% - cao nhất ở Đông Nam Á.

Năm 2019, Việt Nam chứng kiến nhiều hơn những cái bắt tay giữa "tí hon" và "người khổng lồ". Swift247 - một startup non trẻ trong lĩnh vực logistics đã kết hợp cùng Vietjet và Grab nhằm cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu hỏa tốc tại Việt Nam. Trong tương lai, các bên sẽ hướng đến khả năng tích hợp dịch vụ Swift247 vào nền tảng Grab.

Gần đây, Tiki công bố mua lại 100% vốn Ticketbox - nền tảng phân phối vé và quản lý sự kiện trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Đáng chú ý, hậu sáp nhập TicketBox vẫn hoạt động độc lập, Tiki hỗ trợ về con người và nguồn vốn. Hai bên kỳ vọng có được 10% thị trường quy mô 200 triệu USD.

FastGo cũng vừa có hợp tác quan trọng với Tập đoàn Vingroup, nhằm đưa các xe VinFast Fadil và VinFast Lux vào dịch vụ gọi xe của FastGo. Đây là một mô hình hợp tác kinh doanh đầu tiên trên thế giới, giữa một đơn vị sản xuất xe ô tô trực tiếp với một startup về công nghệ. Cú bắt tay giữa Vingroup và FastGo được kì vọng tạo ra sự khác biệt trên thị trường gọi xe.

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Khởi nghiệp -  4 năm
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, như chưa có định hướng rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại, các mặt hàng về Việt Nam vẫn còn hạn chế chưa được đa dạng...
Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Khởi nghiệp -  4 năm
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, như chưa có định hướng rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại, các mặt hàng về Việt Nam vẫn còn hạn chế chưa được đa dạng...
Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD

Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD

Khởi nghiệp -  4 năm

Được thành lập từ năm 2015 đến nay, MindX đã có 5 trung tâm tại Hà Nội và TP HCM, đào tạo hơn 8.500 học sinh, sinh viên và người đã đi làm.

Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học

Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học

Khởi nghiệp -  4 năm

Được ấp ủ từ năm 2014, chính thức phát triển từ năm 2015, startup giáo dục VietFuture ra đời với sứ mệnh bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cho con trẻ - đặc biệt là trẻ em tại các thành phố lớn, dựa trên nền tảng đạo đức, thái độ và trách nhiệm.

Startup bất động sản Rever nhận vốn 2,3 triệu USD từ quỹ ngoại

Startup bất động sản Rever nhận vốn 2,3 triệu USD từ quỹ ngoại

Khởi nghiệp -  4 năm

Trước đó, Rever đã gọi vốn thành công từ ông Lê Hồng Minh - nhà sáng lập VNG, ông Phan Minh Tân - nhà sáng lập Tập đoàn 24H và 4 triệu USD từ Quỹ VinaCapital.

Số lượng startup của Việt Nam nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á

Số lượng startup của Việt Nam nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á

Khởi nghiệp -  4 năm

Tuy nhiên, phần đông các doanh nghiệp, startup lại chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  1 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  3 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  4 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  6 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  7 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".