Nhiều người Việt đang ngộ nhận về ý nghĩa của 'khởi nghiệp'?
Khởi nghiệp đang trở thành phong trào, nhưng không nên vì thế mà gọi tất cả doanh nghiệp là “khởi nghiệp”.
“Người khởi nghiệp không cần suy nghĩ những chuyện quá cao siêu, điều quan trọng là phải sống được trong 1 – 2 năm đầu, sau đó hãy tính đến những chiến lược vĩ mô hơn. Hãy tập bay trước khi muốn bay cao, bay xa”.
LTS: Bên cạnh vốn hay chính sách, điều startup cần là một hệ sinh thái khởi nghiệp lành mạnh, nơi bất cứ ý tưởng startup nào cũng được ươm mầm và tạo điều kiện để phát triển.
Đó là nội dung chuyên đề "Khởi nghiệp: Góc nhìn người trong cuộc" sẽ được khởi đăng trên TheLEADER. Chuyên đề nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Câu lạc bộ Quản trị và khởi nghiệp, các chuyên gia thương hiệu, những doanh nhân thành đạt và đông đảo thành viên của Câu lạc bộ.
STARTUP: 'Nuôi ước mơ, đừng nuôi ảo tưởng'
(Lê Tấn Thanh Thịnh, CEO BrandBeats Music Marketing)
Dự án đầu tiên mình tham gia là thương mại điện tử khi mới 19 tuổi và kết quả thất bại vì chưa tìm được thị trường. Còn ở dự án thứ hai, mình và các nhà đồng sáng lập đã đi được một chặng đường khá dài, nhưng rốt cuộc cũng phải dừng lại vì mỗi người đều có công việc riêng, không đầu tư đủ thời gian cho dự án về giáo dục. Hai bài học quý báu mà mình rút ra được là: thứ nhất, dù kinh doanh dịch vụ hay sản phẩm gì, bạn cũng phải tìm được đúng thị trường trước đã. Thứ hai, làm việc gì cũng phải toàn tâm toàn ý cho nó.
Mấy anh em khởi nghiệp hiện nay thường hỏi vui nhau rằng: "Anh có được mấy công ty rồi?”. Điều này phản ánh một thực trạng là khởi nghiệp đã trở thành trào lưu, đến mức nhiều người trẻ cho rằng mức độ thành công của bản thân được đo đếm bởi số lượng công ty từng tham gia sáng lập, bất chấp hiệu quả hoạt động đến đâu.
Mình đồng ý rằng tinh thần khởi nghiệp nên được khuyến khích, nhưng người trẻ cần tập trung tối đa vào việc mình đang làm và khiêm tốn nuôi dưỡng ước mơ chứ đừng nuôi ảo tưởng. Theo đó, sau khi ra trường, người trẻ vẫn nên đi làm để biết được một công ty vận hành như thế nào, sau đó, khi quyết định khởi nghiệp thì phải chấp nhận từ bỏ tất cả để làm lại từ đầu.
Nói về lúc mới bắt đầu khởi nghiệp, bản thân là một người con xứ Huế, được làm việc trong tập đoàn nước ngoài – thực sự là một niềm tự hào lớn. Hơn nữa, sau gần 5 năm làm việc tại một tập đoàn với 2 năm đảm nhận vai trò quản lý, mình đã nhen nhóm ý tưởng “ra riêng” để vận hành BrandBeats, mình còn có cơ hội được ra nước ngoài tham gia khóa đào tạo về kỹ năng lãnh đạo. Lúc đó, mình đứng giữa 2 sự lựa chọn: một bên là được hiện thực hóa ước mơ từ nhỏ là đi học ở nước ngoài, cộng thêm sự ủng hộ mạnh mẽ từ gia đình và cơ hội thăng tiến cao; một bên là theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp mà khả năng thành công không thể được đảm bảo.
Tuy nhiên, khi nhớ đến một câu nói thể hiện triết lý sống của người Do Thái từng đọc trong một cuốn sách: “Khi bạn đang ở tại một giới hạn an toàn thì phải vượt qua nó”, mình quyết định vượt qua giới hạn an toàn của mình bằng cách từ bỏ công việc đã gắn bó nhiều năm để trở thành một nhà khởi nghiệp.
Tập bay trước khi muốn bay cao, bay xa...
Trải qua nhiều cú va vấp, mình cho rằng sự kiên nhẫn là một trong những chiến lược quan trọng để thành công: “Người khởi nghiệp không cần suy nghĩ những chuyện quá cao siêu, điều quan trọng là phải "sống" được trong 1 – 2 năm đầu, sau đó hãy tính đến những chiến lược vĩ mô hơn. Hãy tập bay trước khi muốn bay cao, bay xa”.
Trong quá trình “tập bay” đó, một kỹ năng quan trọng mà mình nhận thấy rất quan trọng nhưng nhiều nhà khởi nghiệp còn chưa đầu tư đúng mức, đó là xây dựng một mạng lưới cộng đồng lớn trong lĩnh vực mình đang theo đuổi.
Hiện tại, mình luôn cảm thấy lựa chọn khởi nghiệp sau gần 5 năm đi làm là hoàn toàn đúng đắn: “Thay vì chấp nhận một cuộc đời bằng phẳng, “dễ sống”, hiện tại ước mơ của mình đã rõ ràng hơn, đó là vừa duy trì niềm đam mê marketing với BrandBeats, vừa đóng góp nhiều hơn cho ngành âm nhạc Việt Nam”.
Khởi nghiệp đang trở thành phong trào, nhưng không nên vì thế mà gọi tất cả doanh nghiệp là “khởi nghiệp”.
Câu chuyện về chặng đường khởi nghiệp, những trải nghiệm thăng trầm trên thương trường trong suốt 17 năm không dễ gì tiền bạc có thể mua được....
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
Để chuẩn bị cho lượng khách đi lại bằng đường hàng không tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sân bay Nội Bài đã sẵn sàng các phương án phục vụ.
Giá vàng hôm nay 29/4 tăng từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
VIAC tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty con thuộc Novaland, buộc Taekwang Vina tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu dân cư 7/5.
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.