Khởi nghiệp
Startup Việt ứng dụng bản đồ xe buýt chống Covid-19
Sau nhiều ngày triển khai và hoàn thiện, hiện tại cơ sở dữ liệu về các địa điểm liên quan đến dịch bệnh đã được đội ngũ BusMap cùng với cổng thông tin 1022 Đà Nẵng cập nhật chính xác với đầy đủ thông tin cần thiết cung cấp cho người dân.
Ứng dụng tìm kiếm xe buýt BusMap vừa phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, Trung tâm thông tin Dịch vụ công 1022 xây dựng "Bản đồ Covid" trên chính nền tảng của phần mềm này.
Từ cơ sở dữ liệu có sẵn, bản đồ theo dõi dịch giúp người dân yên tâm hơn và chủ động hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân, giảm lây nhiễm trong cộng đồng.
Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT và TT cho biết, hiện nay các thông tin dịch tễ, lịch sử di chuyển của các ca bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng ngày càng nhiều. Các dữ liệu được cập nhật đến người dân tuy cụ thể và thường xuyên (2 ngày/lần) nhưng vẫn còn rời rạc, vì vậy gây nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ và tìm kiếm các địa điểm.
Vì lí do đó, Sở đã chỉ đạo cho Trung tâm thông tin dịch vụ công 1022 kết hợp cùng đội ngũ BusMap để tiến hành xây dựng bản đồ Covid-19 trên nền tảng ứng dụng BusMap - xe buýt thành phố dành riêng cho khu vực Đà Nẵng.
Sau nhiều ngày triển khai và hoàn thiện, hiện tại cơ sở dữ liệu về các địa điểm liên quan đến dịch bệnh đã được đội ngũ BusMap cùng với cổng thông tin 1022 Đà Nẵng cập nhật chính xác với đầy đủ thông tin cần thiết cung cấp cho người dân.

Bản đồ Covid-19 hiển thị dưới dạng một bản đồ thông thường với những chấm tròn thể hiện vị trí của các khu vực dễ lây nhiễm.
Tính năng này cho phép người dùng nhận diện trực tiếp, dễ dàng và nhanh chóng những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao, từ đó có phương hướng di chuyển thích hợp, tránh đi vào vùng dịch.
Không dừng lại ở mức một bản đồ chỉ để xem, bản đồ Covid-19 còn nhận biết được vị trí của người dùng có đang trùng với khu vực có nguy cơ lây nhiễm hay không. Điều này giúp người dùng biết được mức độ an toàn của vị trí mình đang ở và có phương án điều chỉnh thích hợp.
Hiện BusMap có đầy đủ thông tin về xe buýt tại TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Ứng dụng ra đời với mục đích giúp mọi người đi xe buýt thuận tiện hơn, cung cấp bản đồ trực quan với hàng trăm điểm đón xe cũng như các công cụ tìm đường, tra cứu các bến xe buýt.
BusMap sở hữu tính năng chỉ đường đi xe buýt thông minh với thuật toán giúp tối ưu hóa cho riêng hệ thống xe buýt tại Việt Nam cũng như tiết kiệm chi phí vận hành. Người dùng có thể tra cứu tất cả mọi thông tin về các tuyến xe buýt từ biểu đồ giờ, danh sách trạm dừng, đường đi, giá vé, đánh giá chất lượng... một cách đầy đủ và nhanh chóng.
Đặc biệt, dù điện thoại di động không kết nối internet (hoạt động ngoại tuyến, offline) thì người dùng vẫn có thể tìm kiếm đường đi của xe buýt cũng như truy cập các chức năng của phần mềm dựa trên hoạt động ở lần gần nhất trước đó trên BusMap.
Hiện tại, BusMap đang dẫn đầu thị trường về giao thông công cộng ở Việt Nam, với khoảng 400.000 người dùng thường xuyên/tháng.
Trung bình, mỗi tháng có hơn 10 triệu lượt người sử dụng BusMap để phục vụ nhu cầu đi lại bằng xe buýt, chiếm khoảng 20% số lượt đi xe buýt hàng tháng (tính theo số liệu 571 triệu lượt đi xe buýt trong năm 2018 do Sở GTVT TPHCM công bố).
50% startup đang hoạt động cầm chừng vì Covid-19
Kẻ độc tài ở Loship
Khởi nghiệp với Nguyễn Hoàng Trung không đơn thuần là con đường, mà là khát khao cháy bỏng của vị CEO 28 tuổi muốn đưa Loship trở thành Kỳ Lân tiếp theo của Việt Nam. Trung ví bản thân giống như một “buồng đốt” – luôn mãnh liệt, đầy lửa nhiệt huyết và cháy hết mình trong công việc. Và cũng vì thế, Trung tự nhận mình là “một kẻ độc tài”, tham vọng, không bao giờ chấp nhận từ “nhưng…”.
Ngành du lịch sụt giảm không làm chậm bước tiến Traveloka
Dù đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng sẽ luôn xuất hiện các doanh nghiệp hưởng lợi nhờ tìm ra cơ hội trên thị trường du lịch.
50% startup đang hoạt động cầm chừng vì Covid-19
Khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp với trên 254 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cho hay, có tới 50% startup lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng và phát sinh thu nhập không đáng kể.
Ứng dụng TADA tiếp tục nhận vốn để phát triển mảng gọi xe
TADA - ứng dụng được giới thiệu là dịch vụ gọi xe không thu phí hoa hồng tài xế ở Việt Nam gần đây đã nhận vốn 5 triệu USD từ Central.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.