Tài chính
Sức mạnh “mềm” từ tư duy số hóa và am hiểu khách hàng
Cuộc đua số hóa của các ngân hàng đã diễn ra trong vài năm trở lại khi công nghệ xâm nhập sâu vào đời sống, sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gia tăng. Ảnh hưởng của Covid-19 tiếp tục chứng minh rằng, chỉ có số hóa ngân hàng mới có thể giúp các ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu và cắt giảm chi phí hoạt động, duy trì khả năng tăng trưởng trong tương lai.
“Những định chế tài chính đi đầu sẽ có lợi thế lâu dài trong cuộc đua”
Nhận định về cuộc đua này, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho hay: "Đó là xu thế tất yếu. Đầu tư công nghệ là đầu tư hiệu quả".
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện nay, 94% ngân hàng thương mại bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó, 59% ngân hàng thương mại bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực tế. Phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình, ứng dụng trực tiếp vào các giải pháp cho khách hàng.
Xu hướng giao dịch điện tử tăng mạnh hiện nay chính là tiền đề cho các nhà băng dốc sức vào cuộc chơi số hóa. Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300.000 tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động là những con số rất có ý nghĩa.
"Những định chế tài chính đi đầu, đi nhanh sẽ có lợi thế lâu dài trong cuộc đua. Vì trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, vấn đề không nằm ở quy mô mà vấn đề là ai có tốc độ triển khai nhanh hơn", TS. Cấn Văn Lực cho biết.
TS Cấn Văn Lực nhận xét, sự phân hóa mạnh về tiến độ chuyển đổi số giữa các ngân hàng là điều bình thường vì phụ thuộc vào mức độ phát triển cũng như chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng, năng lực của họ. Nhiều ngân hàng muốn số hóa nhanh nhưng còn phải có năng lực về tài chính, nhân lực.
Ông Lực cũng cho rằng, những định chế tài chính đi đầu, đi nhanh sẽ có lợi thế lâu dài trong cuộc đua số hóa. Nhưng trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, vấn đề không nằm ở quy mô mà vấn đề là ai có tốc độ triển khai nhanh hơn. Trên thực tế, nhiều ngân hàng nhỏ, ngân hàng quy mô vừa cũng rất nhanh chân trong cuộc đua ấy, một số còn rất chủ động đi đầu.

Mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, xác định đây là nền tảng để phát triển các giải pháp số hóa dịch vụ ngân hàng, các chỉ số tăng trưởng của Techcombank gia tăng nhanh chóng. Đây cũng là “quân bài” đưa Techcombank trở thành một “hiện tượng” trong ngành ngân hàng khi nhanh chóng vươn lên dẫn đầu, sở hữu lợi thế cạnh tranh khác biệt và xây dựng được mạng lưới khách hàng đông đảo.
Theo đó, việc triển khai số hóa dịch vụ thẻ và hiện đại hóa quy trình giúp khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/7 từ bất cứ nơi đâu. Techcombank sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống công nghệ, đơn cử như con số 300 triệu USD cho hạ tầng công nghệ từ 2016 - 2020, nhằm đảm bảo tính ổn định của nền tảng số hóa với cấu trúc hệ thống linh hoạt, dễ dàng sử dụng. Nhiều tính năng thông minh được lập trình nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm trong giao dịch, đầu tư cũng như quản lý tài chính hiệu quả.
Triết lý “lấy khách hàng làm trọng tâm”
Tiến sĩ Cấn Văn Lực khẳng định, "Các ngân hàng chuyển đổi số là vì khách hàng. Khách hàng ngày nay đòi hỏi cao hơn, chỉ thích giao dịch ngân hàng số".
Theo số liệu thống kê của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam hiện có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng, song mới chỉ có 63,7% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam là rất cao. Vì vậy, tiềm năng cho các ngân hàng phát triển nền tảng số vì khách hàng là rất lớn.
Năm 2020, ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đã ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng. Chỉ trong tuần đầu ra mắt VCB Digibank, đã có trên 60%, tương ứng với hàng triệu khách hàng hiện hữu đã chuyển đổi sang dịch vụ mới VCB Digibank, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng từng ngày. Cùng với đó, lượng khách hàng đến các điểm giao dịch của Vietcombank để đăng ký, trải nghiệm dịch vụ mới cũng tăng gấp đôi so với thông thường.
Song ngân hàng sở hữu số lượng khách hàng sử dụng giao dịch trực tuyến cao nhất phải kể đến Techcombank. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Techcombank đã có thêm gần 330.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng đang hoạt động mà ngân hàng phục vụ lên gần 8 triệu.
Vị thế dẫn đầu trong mảng ngân hàng trực tuyến và ngân hàng di động giúp đảm bảo khách hàng luôn được phục vụ tốt nhất, đặc biệt trong bối cảnh phức tạp của dịch covid. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt đạt 153 triệu giao dịch (tăng 130% so với cùng kỳ năm ngoái) và gần 2 triệu tỷ (tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái).
Xác định điểm lõi trung tâm của mọi hoạt động ngân hàng xoay quanh 2 chữ “khách hàng”, các dịch vụ và giải pháp mà điển như chiến lược số hóa mà Techcombank tung ra đều hướng tới trải nghiệm tốt nhất và sự hài lòng nhất cho khách hàng.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, định hướng này đã mang lại kết quả khả quan và khẳng định vị thế dẫn đầu của Techcombank trong lĩnh vực số hóa, khi lượng khách hàng cá nhân tại Techcombank gia tăng nhanh chóng, trong lúc quy mô giao dịch gia tăng hàng chục lần qua từng năm.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Techcombank đạt 6.737 tỷ đồng
Techcombank bổ nhiệm CEO mới
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) thông báo ông Jens Lottner đã được bổ nhiệm vào cương vị Tổng Giám đốc ngân hàng kể từ ngày 18/08/2020.
Lựa chọn kinh doanh “Rủi ro thấp – Lợi nhuận cao” của Techcombank
Techcombank được đánh giá là một ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản và nền tảng vốn mạnh mẽ, khả năng sinh lời ổn định. Sự thành công của Techcombank có sự đóng góp quan trọng từ chiến lược “Khách hàng là trọng tâm” và lựa chọn kinh doanh mang tên “Rủi ro thấp – Lợi nhuận cao”.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Techcombank đạt 6.737 tỷ đồng
Techcombank tiếp tục duy trì được chuỗi tăng trưởng doanh thu ấn tượng 19 quý liên tiếp trong bối cảnh nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Techcombank lọt danh sách 'Nơi làm việc tốt nhất châu Á'
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2020” do HR Asia Magazine – tạp chí uy tín hàng đầu về Nhân sự tại khu vực châu Á tổ chức và bình chọn. Techcombank đã nhận giải thưởng uy tín này ngay trong lần đầu tiên tham dự.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.