Sức nóng trong cuộc đua xe điện toàn cầu

Phạm Sơn Thứ ba, 13/04/2021 - 20:08

Chuỗi cung ứng xe điện, tương lai của giao thông bền vững đang thu hút sự tham gia của hàng loạt doanh nghiệp, từ những ông lớn đa lĩnh vực cho tới các công ty khởi nghiệp.

VFe35, một mẫu ô tô điện mới của VinFast.

Dự kiến trong tháng 4, sản phẩm xe điện đầu tiên có sự tham gia của nhà sản xuất điện thoại di động và thiết bị vễn thông Huawei sẽ chính thức ra mắt. Ông trùm điện thoại di động từng điêu đứng với những lệnh trừng phạt của Mỹ cho biết sẽ không tự sản xuất xe điện, nhưng “dùng chuyên môn của mình để giúp các nhà sản xuất tạo ra những chiếc xe hơi tốt hơn”.

Trước đó, tập đoàn Xiaomi, một ông lớn công nghệ Trung Quốc khác cũng đã tuyên bố đầu tư 10 tỷ USD vào một công ty con để sản xuất xe điện trong 10 năm tới. “Tôi sẵn sàng đặt cược danh tiếng cá nhân và chiến đấu vì tương lai của chiếc xe điện thông minh Xiaomi”, ông Lôi Quân, Nhà sáng lập Xiaomi khẳng định quyết tâm và tham vọng về lĩnh vực đầy tiềm năng này.

10 tỷ USD cũng là con số mà tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đổ vào lĩnh vực xe điện. Thay vì liên doanh với các nhà sản xuất kỳ cựu như những tân binh khác, Evergrande công bố kế hoạch xây dựng nhà máy dành riêng để sản xuất xe điện tại Thượng Hải, Quảng Đông và An Huy. Bất chấp những thông tin tiêu cực về sức khỏe tài chính của tập đoàn, vào năm ngoái, Chủ tịch Evergrande Hứa Gia Ấn vẫn đưa ra tuyên bố tham vọng rằng sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện số một thế giới trong vòng 5 năm.

Thị trường Trung Quốc, nơi tiêu thụ hàng đầu của sản phẩm xe hơi chạy điện vẫn đang chứng tỏ dư địa phát triển hết sức tiềm năng, khiến nhiều ông lớn công nghệ đến từ công xưởng thế giới sẵn sàng chi hàng tỷ USD để tham gia vào chuỗi cung ứng xe điện.

Bên cạnh đó, Mỹ và châu Âu cũng đang là mục tiêu cho các nhà sản xuất xe điện toàn cầu, đặc biệt kể từ khi châu Âu công bố kế hoạch cắt giảm phát thải tham vọng, yêu cầu các sản phẩm xe hơi không sử dụng động cơ đốt trong kể từ năm 2025.

Động thái của các thị trường khổng lồ khiến các tập đoàn thi nhau dồn nguồn lực đầu tư cho xe điện. Không chỉ các tập đoàn Trung Quốc, mới đây, "ông lớn" Apple cũng tuyên bố kế hoạch đầu tư 3,6 tỷ USD cho tập đoàn KIA motors của Hàn Quốc để sản xuất xe điện.

Hãng xe hơi Việt Nam VinFast cũng đang thực hiện những bước đi đầy tham vọng khi cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm tại thị trường Mỹ và châu Âu. Gần đây nhất, theo Bloomberg, tập đoàn Vingroup đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ, với nguồn vốn huy động dự kiến đạt 2 tỷ USD.

Tập đoàn Đài Loan Foxconn cũng vừa đưa ra đề xuất hợp tác với VinFast. Trước đó, đối tác lắp ráp hàng đầu của Apple đã tham gia vào nhiều dự án hợp tác về xe điện, với các đối tác như Fiat Chrysler và Fisker.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng tích cực tham gia cuộc đua xe điện. Đầu năm 2020, Canoo, startup của một cựu kỹ sư BMW tung ra sản phẩm xe điện với thiết kế 7 chỗ và những tính năng hiện đại, gây ra sự rúng động lớn trên thị trường quốc tế. Startup REE Automotive Ltd. đến từ Israel vừa công bố kế hoạch hợp tác sản xuất xe điện.

Cuộc đua bền vững và tối ưu hóa

Xe điện đang được các chính phủ trên thế giới xác định sẽ trở thành tương lai của ngành giao thông vận tải, với kỳ vọng giải quyết được các vấn đề về phát thải, tiếng ồn. Các công nghệ mới được tích hợp trên xe điện cũng đang hướng tới biến phương tiện giao thông cá nhân này trở thành thiết bị thông minh, có khả năng kết nối, tự hành, tăng cường tối đa trải nghiệm cho người sử dụng.

Tuy nhiên, để có thể thực sự trở thành phương tiện giao thông bền vững, các sản phẩm xe điện vẫn cần phải được khắc phục, bao gồm tối ưu giá thành, khả năng vận hành linh hoạt cũng như bền vững hóa chuỗi cung ứng.

Hãng xe Việt Nam VinFast đang có kế hoạch phát triển hệ thống trạm sạc điện để đảm bảo hạ tầng sạc điện cho khách hàng. Dự kiến đến cuối năm 2021, 40.000 cổng sạc dành cho cả xe hơi và xe máy điện sẽ được lắp đặt trên toàn Việt Nam.

VinFast cũng ký kết hợp tác với ProLogium để sản xuất pin thể rắn ngay tại Việt Nam, với kỳ vọng sản xuất ra dòng pin giúp xe điện đi được quãng đường xa hơn, thời gian sạc ngắn hơn và có tuổi thọ cao.

Sức nóng trong cuộc đua xe điện toàn cầu
Trạm sạc điện của VinFast.

Mới đây, hãng ô tô Nhật Bản Nissan công bố kế hoạch sản xuất dòng xe điện sử dụng pin giảm tỷ lệ cô ban, tiến tới không chứa cô ban nhằm thích ứng với tình trạng khan hiếm về nguồn cung trên toàn cầu. Đây cũng là mục tiêu trong 3 năm tiếp theo của hãng điện tử Panasonic.

Cô ban là một trong những khoáng chất hiếm, được tìm thấy ở một số quốc gia châu Phi, đang bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ những bất cập trong quá trình khai thác.

Công ty Vulcan Energy Resources đến từ Úc đang tiến hành dự án giúp bền vững hóa chuỗi cung ứng xe điện, thông qua công nghệ khai thác Lithium không phát thải các bon. “Rõ ràng xe điện không đủ để giảm lượng khí thải đến từ lĩnh vực giao thông vận tải. Chúng tôi cần xem xét lại toàn bộ chuỗi cung ứng và đảm bảo áp dụng các quy trình bền vững hơn”, đại diện công ty cho biết.

Nikkei Asia Review cho biết, theo một số dự báo, thị trường pin dành cho xe điện sẽ tăng trưởng gấp 10 lần vào năm 2050 và không chỉ doanh nghiệp mà cả các quốc gia cũng đang nỗ lực để thiết lập “chỗ đứng” trong lĩnh vực tiềm năng này.

Vào tháng 1 vừa qua, Liên minh châu Âu thông qua khoản trợ cấp dành cho ngành công nghiệp pin ở 12 quốc gia thành viên, bất chấp nguy cơ làm méo mó tính cạnh tranh của thị trường. Trung Quốc cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp pin cũng như xe điện.

Tuy nhiên, theo McKinsey, bên cạnh sự cạnh tranh, các quốc gia và các doanh nghiệp cũng cần có sự hợp tác xuyên ngành, tạo ra những liên minh để phát triển chuỗi cung ứng sạch, chuỗi cung ứng tuần hoàn, giúp xe điện thực sự đạt được kỳ vọng của toàn cầu về việc chống biến đổi khí hậu.

“Mặc dù năm 2020 là cao điểm đối với doanh số bán xe điện, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng cần đẩy nhanh việc chuyển đổi sang động cơ không phát thải để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu”, chuyên gia của McKinsey nhấn mạnh.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  4 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều