Tác phẩm “Gánh mẹ” đã chính thức về với chính chủ sau gần 5 năm
Hương Giang
Thứ sáu, 30/06/2023 - 10:14
Mới đây, trong vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài thơ Gánh mẹ, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã bác bỏ kháng cáo từ phía ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem, đồng thời ghi nhận rằng ông Trương Minh Nhật là tác giả chính thức của lời bài hát “Gánh mẹ”.
Chiều ngày 27.6, phiên tòa phúc thẩm về vụ việc tranh chấp sở hữu trí tuệ liên quan đến bài thơ Gánh mẹ, đã diễn ra tại trụ sở Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM (TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Theo đó, trong phiên phúc thẩm, tòa đã tuyên y án sơ thẩm, bác bỏ toàn bộ nội dung kháng cáo của ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem(tên thật Đoàn Đông Đức). Theo đó, bản án xác nhận rằng kể từ ngày tuyên án ông Nhật chính là tác giả, chủ sở hữu bài thơ Gánh mẹ, đồng thời cũng là tác giả lời bài hát Gánh mẹ (nhạc: Quách Beem).
Chia sẻ sau phiên tòa, ông Minh Nhật không kìm được nước mắt hạnh phúc khi cuối cùng, sau gần 5 năm trời, kể từ khi phát hiện bài thơ Gánh mẹ của mình bị ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem đã sử dụng cho bài hát cùng tên mà không xin phép, bài thơ Gánh mẹ đã trở về song hành với bài thơ Cõng cha cũng do tác giả sáng tác.
"Cuối cùng cũng đã chấm dứt những chuỗi ngày đau lòng, lo lắng, căm phẫn... lẫn bị hàm oan khi đeo đuổi vụ việc này", ông nói trong niềm xúc động nghẹn ngào.
Năm 2019, sau khi phim Lật mặt: Nhà có khách được phát hành, ông Minh Nhật phát hiện ra rằng bài hát chủ đề của phim có tựa đề và lời giống với bài thơ mình sáng tác và đăng trên nhóm Facebook Thơ văn vào năm 2014.
Đôi bên tranh luận nhưng không thống nhất được hướng giải quyết, vào tháng 11/2019, ông Nhật đã ủy quyền cho luật sư khởi kiện ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem và Công ty TNHH Lý Hải Production (sau đây gọi là Lý Hải Production) với yêu cầu bồi thường thiệt hại lên đến 4 tỷ đồng.
Trong phiên tòa sơ thẩm đầu tiên diễn ra vào tháng 8/2020, luật sư đại diện ông Nhật đãthông báo thay đổi yêu cầu mức bồi thường thiệt hại từ 4 tỷ đồng xuống 825 triệu đồng. Trong phiên tòa sơ thẩm vào tháng 4/2022, nhạc sĩ Quách Beem khai đã bắt đầu sáng tác nhạc và lời bài hát Gánh mẹ vào tháng 10/2013 nhưng không có bằng chứng để chứng minh.
Sau quá trình kiểm chứng, Hội đồng giám định kết luận rằng mặc dù có 6 điểm nhỏ khác nhau, không ảnh hưởng về tổng thể, phần lời bài hát Gánh mẹ của nhạc sĩ Quách Beem rất giống lời bài thơ Gánh mẹ của ông Nhật về từ ngữ và cách ngắt câu. Vì vậy, HĐXX xác định ông Nhật là tác giả, chủ sở hữu bài thơ Gánh mẹ và lời bài hát Gánh mẹ.
Trong bản án sơ thẩm, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của ông Nhật đối với Lý Hải Production gồm: buộc công ty bổ sung tên ông Nhật trong thông tin phim, công khai cải chính và xin lỗi ông Nhật; đình chỉ yêu cầu Lý Hải Production tạm dừng khai thác, sử dụng bài hát Gánh mẹ trên mọi nền tảng. Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận yêu cầu của ông Nhật rằng Lý Hải Production phải thực hiện nghĩa vụ trả phí, bồi thường thiệt hại với mức tiền 825 triệu đồng.
Đối với ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của ông Nhật gồm: buộc tạm dừng khai thác phần lời bài hát Gánh mẹ trên mọi nền tảng; buộc bảo đảm quyền nhân thân của ông Nhật đối với phần lời bài hát Gánh mẹ; buộc khắc phục thông tin sai lệch khi đăng ký quyền tác giả; buộc bồi thường thiệt hại vật chất, tổn thất tinh thần và thanh toán chi phí thuê luật sư cho ông Nhật.
Ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem đã trả cho ông Nhật 7,5 triệu đồng tương ứng 1/2 giá trị hợp đồng bán tác quyền cho Lý Hải Production, 14,9 triệu đồng phí tổn tinh thần và 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư.
Tháng 5/2022, ca sĩ/nhạc sĩ Quách Beem đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, khẳng định phần lời bài hát Gánh mẹ do mình sáng tác, không phải của ông Minh Nhật.
Tại Việt Nam, chúng ta thường nhìn thấy những chiếc áo phông in hình các nhân vật hoạt hình nổi tiếng như chuột Mickey, vịt Donald... từ những chợ cóc vỉa hè cho đến trên những hãng quần áo local brand (hãng quần áo trong nước). Vậy, sẽ thế nào khi các nhân vật hoạt hình của Việt Nam được in trên áo quần, làm thú bông, làm game… và được bán ở nước ngoài?
Nhằm tôn vinh văn hóa và các danh nhân lịch sử, hãng đồng hồ Thụy Sĩ Christophe Claret đã ra mắt một bộ sưu tập đồng hồ mang tên Legend, trong đó bao gồm chiếc đồng hồ có tranh vẽ Hai Bà Trưng. Được biết, bức tranh này do chính họa sĩ André Martinez vẽ tay.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn thu từ việc bán bản quyền truyền hình cho các giải đấu thể thao thường chiếm tỷ lệ 50-70% trong tổng doanh thu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng chương trình và cuộc thi thể thao được các đài truyền hình mua bản quyền lại rất ít.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.