Phát triển bền vững

Tài chính giá rẻ cho điện than Việt Nam sắp kết thúc

Nhật Minh Thứ bảy, 24/04/2021 - 15:39

Các dự án điện than tại Việt Nam sẽ ít có cơ hội hơn trong nhận nguồn vốn giá rẻ trong tương lai khi Hàn Quốc mới đây tuyên bố dừng đầu tư vào điện than ở nước ngoài.

Ngày 22/4/2021, tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về khí hậu, Hàn Quốc đã tuyên bố chính thức chấm dứt đầu tư công đối với các dự án điện than ở nước ngoài.

Cùng với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong những nguồn cấp tài chính lớn nhất cho các dự án điện than ở Việt Nam.

Gần đây nhất, các công ty nhà nước của Hàn Quốc, trong đó có Tập đoàn điện lực Hàn Quốc (KEPCO) đã rót 189 triệu USD vào 40% cổ phần của dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 tại tỉnh Hà Tĩnh. Đơn vị cho vay là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc.

Quyết định này đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích của cộng đồng quốc tế bởi đi ngược lại với chính sách kinh tế xanh mới của quốc gia Nam Á này.

a
Nhà đầu tư Hàn Quốc tại các dự án nhiệt điện than Việt Nam.

Sejong Youn, Giám đốc tài chính khí hậu của tổ chức phi chính phủ Giải pháp cho khí hậu của chúng ta có trụ sở tại Hàn Quốc, đánh giá tuyên bố chấm dứt đầu tư vào điện than ở nước ngoài của Hàn Quốc là tín hiệu cho thấy nguồn tài chính giá rẻ cho điện than ở châu Á sắp kết thúc.

Theo đó, Chính phủ Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại kế hoạch phát triển điện than bởi các dự án điện than ngày càng kém khả thi về tài chính.

Riêng với dự án nhiệt điện Vũng Áng 2, dự án này hiện mới đang ở giai đoạn sơ khởi, vì vậy chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam nên cùng bắt tay để chuyển đổi dự án này sang dự án năng lượng tái tạo. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu, vị chuyên gia khuyến nghị.

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh, nhận định tuyên bố dừng cung cấp tài chính cho các dự án điện than ở nước ngoài của Hàn Quốc là tín hiệu mạnh mẽ đối với các quốc gia nhận nguồn vốn như Việt Nam để thay đổi kế hoạch mở rộng các dự án điện than hiện tại.

“Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc trong việc đưa ra cam kết gắn với Thỏa thuận Paris, đồng thời khuyến khích Hàn Quốc tăng hỗ trợ tài chính cho chuyển dịch sang năng lượng sạch ở Việt Nam”.

Nhật Bản cũng đang bị chỉ trích vì cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án điện than ở Indonesia và Việt Nam thông qua Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản.

Vào tháng 7/2020, Nhật Bản đã thắt chặt các điều kiện cho vay đối với các dự án điện than ở nước ngoài, chấp nhận chỉ cho vay các dự án ở các quốc gia có kế hoạch giảm phát thải hoặc không có giải pháp thay thế khả thi.

Thủ tướng Nhật Bản đã tuyên bố tăng mục tiêu NDC của Nhật Bản đến năm 2030 giảm phát thải 46 – 50% so với mức 2013. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra cam kết dừng cấp tài chính cho điện than ở nước ngoài.

Yuki Tanabe, điều phối chương trình của Trung tâm Môi trường và xã hội bền vững của Nhật Bản, cho rằng quốc gia này cần cam kết dừng cấp tài chính cho tất cả các dự án điện than ở nước ngoài.

Theo tổ chức Giải pháp cho khí hậu của chúng ta, Hàn Quốc đã cung cấp nguồn tài chính xấp xỉ 10 tỷ USD cho các dự án nhiệt điện than ở nước ngoài trong giai đoạn 2008 – 2018, bao gồm các dự án Mông Dương 2, Long Phú 1, Vĩnh Tân 4, Sông Hậu và Nghi Sơn 2 tại Việt Nam.

Mặc dù nghiên cứu tiền khả thi của Viện Phát triển Hàn Quốc cho thấy dự án Vũng Áng 2 khiến KEPCO thua lỗ 84 triệu USD, tập đoàn này vẫn quyết định đầu tư vào dự án hồi đầu tháng 10 năm ngoái.

Trước sức ép chỉ trích của các nhà đầu tư và các nhà hoạt động vì khí hậu, ngày 28/10/2020, KEPCO đã chính thức tuyên bố sẽ dừng đầu tư vào các dự án điện than ở nước ngoài sau dự án Vũng Áng 2 tại Việt Nam.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia phát triển điện than nhanh nhất. Kể từ năm 2015, hơn một nửa công suất hiện tại (10,7 GW) đã được bổ sung. Tổng công suất điện than hiện nay là 20,4GW, chiếm khoảng 30% cơ cấu nguồn điện.

Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, sẽ có gần 17GW điện than được bổ sung. Dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 với công suất 1,2GW, nếu được xây dựng, dự kiến sẽ phát thải 6,6 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm, và lên tới 200 triệu tấn trong vòng đời hoạt động 30 năm.

Trước xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ nhiệt điện than sang năng lượng sạch trên thế giới, kế hoạch phát triển mở rộng nhiệt điện than ở Việt Nam đang vấp phải nhiều chỉ trích vì đi ngược lại với kế hoạch giảm lượng phát thải các-bon của Việt Nam nhằm thực hiện cam kết đạt mục tiêu giảm phát thải 9% vào năm 2030 so với kịch bản thông thường.

Thông điệp rõ ràng từ các nhà đầu tư năng lượng tái tạo

Thông điệp rõ ràng từ các nhà đầu tư năng lượng tái tạo

Phát triển bền vững -  4 năm
Thành công phi thường của điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam là lời cảnh tỉnh về triển vọng các dự án nhiệt điện than, theo Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA).
Thông điệp rõ ràng từ các nhà đầu tư năng lượng tái tạo

Thông điệp rõ ràng từ các nhà đầu tư năng lượng tái tạo

Phát triển bền vững -  4 năm
Thành công phi thường của điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam là lời cảnh tỉnh về triển vọng các dự án nhiệt điện than, theo Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA).
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  5 ngày

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 tuần

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

VinFast vay 110 triệu USD xây nhà máy ô tô tại Indonesia

VinFast vay 110 triệu USD xây nhà máy ô tô tại Indonesia

Tài chính -  53 phút

VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.

Dự báo giá vàng tuần tới 5-9/5/2025

Dự báo giá vàng tuần tới 5-9/5/2025

Vàng -  4 giờ

Giá vàng đã giảm hai tuần liên tiếp. Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy xu hướng tiếp tục đi xuống khi thị trường dồn sự chú ý vào Fed và diễn biến đàm phán Mỹ – Trung.

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Leader talk -  11 giờ

Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.

Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng

Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng

Doanh nghiệp -  13 giờ

Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  1 ngày

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.