Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Minh Nhật Thứ ba, 27/04/2021 - 11:28

Hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam có hiệp định thương mại trong diện nhận ưu đãi thuế quan tăng trưởng cả về trị giá lẫn số lượng.

Số liệu từ Bộ Công thương cho biết trong năm 2020, gần 1 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có hiệp định thương mại đã được cấp với tổng trị giá 52,8 tỷ USD, tăng khoảng 6% về trị giá và 9% về số lượng so với năm 2019.

So sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường có hiệp định thương mại (FTA), lượng hàng hóa có sử dụng C/O ưu đãi chiếm khoảng 33,1%. 

Dù tỷ lệ sử dụng C/O khi xuất khẩu sang một số thị trường có FTA có thể giảm, số lượng hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi vẫn tăng đều sau từng năm, Bộ Công thương cho biết.

Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 33,1% không có nghĩa rằng gần 67% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao.

Trên thực tế, thuế nhập khẩu theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) tại một số thị trường đã là 0%, hoặc ở mức rất thấp 1 – 2%, hoặc tương đương với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA.

Trong các trường hợp này, doanh nghiệp không đề nghị cấp C/O ưu đãi khi xuất khẩu bởi việc có hay không có C/O ưu đãi không tạo sự khác biệt về thuế quan.

Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu đi Singapore có sử dụng C/O mẫu D trong năm 2020 đạt 234 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 7,7% trong 3,05 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Nguyên nhân chủ yếu là do thuế MFN của nước này đã là 0% nên doanh nghiệp không cần thiết xin C/O ưu đãi khi xuất khẩu.

Tương tự, Australia và New Zealand đã áp thuế MFN 0% đối với nhiều mặt hàng thủy sản, do đó mặt hàng thủy sản của Việt Nam không cần C/O khi xuất khẩu sang thị trường hai nước này.

a
Nguồn: Trung tâm WTO VCCI.

Xét theo thị trường, Ấn Độ vươn lên là thị trường có tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu sử dụng C/O cao nhất, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chile đứng ở vị trí thứ hai với tỷ lệ sử dụng ở mức 65,5%, tiếp đến là Hàn Quốc (52%).

Đối với các thị trường có hiệp định ASEAN, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi những năm gần đây hầu như không có biến động lớn vì về cơ bản, các đối tác đã thực hiện cắt giảm, xóa bỏ thuế quan được một thời gian.

Xét theo kim ngạch tận dụng ưu đãi thuế quan, hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 15,5 tỷ USD, tiếp đến là sang Hàn Quốc và ASEAN với trị giá lần lượt là 9,95 tỷ USD và 8,97 tỷ USD.

Lượng hàng hóa xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ Việt Nam sang thị trường Lào, Campuchia và Cuba có kim ngạch không đáng kể.

Xét theo mặt hàng, trong nhóm hàng công nghiệp, tổng kim ngạch giày dép được cấp C/O ưu đãi đạt khoảng 7,33 tỷ USD, giảm khoảng 24% so với năm 2019.

Mức giảm kim ngạch cấp C/O đến từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, tương ứng với việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường này.

Tiêu chí xuất xứ đối với mặt hàng giày dép trong các FTA được đánh giá là phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, giày dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cấp C/O cao và tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA.

Đối với một số thị trường, tỷ lệ này đạt 100%, tức là 100% các lô hàng xuất khẩu đều sử dụng C/O ưu đãi.

Sản phẩm dệt may có kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi đạt 7,3 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang các thị trường có FTA.

Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép có kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi trên 2,9 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2019 và chiếm tỷ lệ 48% so với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường có FTA.

Xét theo hai hiệp định mới nhất, kim ngạch cấp C/O mẫu Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm 2020 đạt 1,37 tỷ USD, bằng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn hiệp định.

Theo Bộ Công thương, tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP khi xuất khẩu sang các thị trường này không cao là do hầu hết các nước đối tác đều đã có FTA với Việt Nam với quy tắc xuất xứ lỏng hơn và mức thuế suất ưu đãi hơn so với CPTPP trong những năm đầu CPTPP có hiệu lực.

Riêng đối với hai nước Mexico và Canada là hai nước lần đầu tiên Việt Nam có FTA, kim ngạch cấp C/O ở mức khá cao, lần lượt là 867,3 triệu USD và 402 triệu USD, chiếm tỷ lệ khoảng 27,45% và 9,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này.

Đối với FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), tổng trị giá C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đi 27 nước EU và Anh đã đạt 2,66 tỷ USD, bằng khoảng 14,83% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm 2020 sang thị trường này.

Bộ Công thương đánh giá trong thời gian tới, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn có thể tăng hơn nữa.

Nguyên nhân là do hiện tại, đối với thị trường EU vẫn đang tồn tại song song hai ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và EVFTA, doanh nghiệp vẫn đang lựa chọn một trong hai cơ chế này khi xuất khẩu hàng hóa sang EU.

Ngành thủy sản trước cơ hội gỡ thẻ vàng IUU

Ngành thủy sản trước cơ hội gỡ thẻ vàng IUU

Tiêu điểm -  2 giờ

Doanh nghiệp ngành thủy sản nếu đạt được kết quả tích cực trong đợt thanh tra này sẽ bảo vệ được thị trường EU và mở rộng xuất khẩu hơn nữa.

Chuyển động mới tại dự án Đảo Ngọc, Hòa Bình

Chuyển động mới tại dự án Đảo Ngọc, Hòa Bình

Doanh nghiệp -  2 giờ

Dòng tiền bất ngờ chảy vào dự án Đảo Ngọc, Hòa Bình thông qua các hoạt động tăng vốn và phát hành trái phiếu.

BVBank huy động “ngược” gần nghìn tỷ từ cổ đông

BVBank huy động “ngược” gần nghìn tỷ từ cổ đông

Tài chính -  2 giờ

Các kế hoạch huy động vốn từ cổ đông của BVBank diễn ra trái ngược với xu hướng chi trả cổ tích tiền mặt của các nhà băng khác trong ngành.

Đấu giá bỏ cọc tràn lan: Thiếu chế tài hay trò đùa của thị trường?

Đấu giá bỏ cọc tràn lan: Thiếu chế tài hay trò đùa của thị trường?

Bất động sản -  3 giờ

Tình trạng đấu giá đất bỏ cọc tràn lan xảy ra tại nhiều địa phương do thiếu cơ chế chính sách và giải pháp căn cơ để ngăn chặn triệt để.

12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

Tiêu điểm -  7 giờ

Chính phủ đưa ra 12 giải pháp trọng tâm như khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.

Tăng trưởng GDP năm nay dự kiến vượt 7%

Tăng trưởng GDP năm nay dự kiến vượt 7%

Tiêu điểm -  7 giờ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt và vượt 7%. Để đạt mục tiêu này, tăng trưởng quý IV cần dao động từ 7,6-8%.

Xuất khẩu mở đường cho kinh tế tăng tốc

Xuất khẩu mở đường cho kinh tế tăng tốc

Tiêu điểm -  7 giờ

Tổng cầu thế giới đang tạo cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp có thể lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm 2025.