Tăng cường kiểm tra đột xuất, thay thế cán bộ không dám làm

Nhật Hạ Thứ năm, 20/04/2023 - 15:57

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm tra đột xuất hoạt động công vụ; thay thế hoặc điều chuyển công việc những cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm.

Một bộ phận cán bộ, công chức đang xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm...

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện tối ngày 19/4 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.

Công điện nêu rõ: trong thời gian gần đây, thực tế ở một số bộ, cơ quan, địa phương và một bộ phận cán bộ, công chức đã xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền; có trường hợp đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc sang các bộ, cơ quan khác, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan, địa phương…

Hậu quả dẫn đến quá trình xử lý công việc bị kéo dài, gây cản trở và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; cá biệt có nơi rất trì trệ, làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Nguyên nhân của tình trạng trên có cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu; nhận thức, ý thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong chấp hành pháp luật, quy chế làm việc còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ công vụ chưa được quan tâm đúng mức…

Để chấn chỉnh, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng quyết định công việc theo thẩm quyền; không trình Chính phủ, Thủ tướng, Phó thủ tướng những công việc thuộc thẩm quyền. Các bộ trưởng cũng không được chuyển công việc của mình sang bộ khác; không giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền. Các bộ được trả lại văn bản cho địa phương nếu xin ý kiến không đúng thẩm quyền.

Khi giải quyết công việc, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan chủ trì phải chủ động, tích cực phối hợp có hiệu quả với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan mình. Không lấy ý kiến phối hợp của cơ quan không liên quan hoặc không cần thiết, làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công việc. Bộ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đúng thời hạn, chính kiến rõ ràng; không trả lời chung chung, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm.

Quá thời hạn, nếu cơ quan được lấy ý kiến không trả lời thì được coi là đồng ý với quan điểm của bên xin ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Công điện nêu, chủ tịch các tỉnh, thành không trình, báo cáo công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình lên Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, cơ quan trung ương; không lạm dụng lấy ý kiến cơ quan trung ương để né tránh trách nhiệm.

Các bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố cần tập trung bổ sung ngay quy trình phân công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc tại cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền, cắt giảm, đơn giản hóa những quy trình, thủ tục không cần thiết; cụ thể, cá thể hóa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc, tuyệt đối không để xảy ra việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, bảo đảm các công việc thuộc thẩm quyền phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời, rút ngắn thời gian thực hiện.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động công vụ, nhất là kiểm tra đột xuất. Kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được cấp có thẩm quyền giao.

Trường hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định những vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định. Xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực.

Ngoài ra, biểu dương, khen thưởng kịp thời và thích đáng đối với các cơ quan, tập thể, cán bộ, công chức quyết liệt trong thi hành công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nói, dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Bộ Nội vụ, Tư pháp, Thanh tra Chính phủ phải nhanh chóng đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định, tạo hành lang pháp lý an toàn cho cán bộ, công chức yên tâm thực hiện công vụ và cụ thể quy trình để không ai đùn đẩy trách nhiệm. Các công việc này cần báo cáo Thủ tướng trong tháng 5. Riêng dự thảo nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung báo cáo sau đó một tháng.

‘Nếu cần thiết thì xử lý cán bộ, chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm’

‘Nếu cần thiết thì xử lý cán bộ, chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm’

Tiêu điểm -  2 năm
Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất của một bộ phận cán bộ, công chức, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý thủ tục hành chính. Nếu cần thiết thì có biện pháp xử lý cán bộ phù hợp; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
‘Nếu cần thiết thì xử lý cán bộ, chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm’

‘Nếu cần thiết thì xử lý cán bộ, chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm’

Tiêu điểm -  2 năm
Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất của một bộ phận cán bộ, công chức, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý thủ tục hành chính. Nếu cần thiết thì có biện pháp xử lý cán bộ phù hợp; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
‘Nếu cần thiết thì xử lý cán bộ, chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm’

‘Nếu cần thiết thì xử lý cán bộ, chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm’

Tiêu điểm -  2 năm

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất của một bộ phận cán bộ, công chức, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý thủ tục hành chính. Nếu cần thiết thì có biện pháp xử lý cán bộ phù hợp; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Đề xuất 5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức

Đề xuất 5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức

Tiêu điểm -  2 năm

Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp quyết định của cấp trên trái pháp luật là một trong những nội dung đáng chú ý của Bộ quy tắc Đạo đức công vụ mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến.

Chuyển đổi số giúp đồng nhất chất lượng công việc của cán bộ nhà nước

Chuyển đổi số giúp đồng nhất chất lượng công việc của cán bộ nhà nước

Leader talk -  2 năm

Với nền tảng làm việc số, sự chênh lệch chất lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sẽ không còn là từ 1 đến 10 mà sẽ là từ 7 đến 10; khắc phục tình trạng “mỗi nơi mỗi kiểu”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Kinh tế khó bứt phá khi cán bộ còn làm ‘cầm chừng, né tránh’

Kinh tế khó bứt phá khi cán bộ còn làm ‘cầm chừng, né tránh’

Tiêu điểm -  2 năm

Có cán bộ từng tâm sự "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử", đại biểu Nguyễn Hữu Thông kể lại và cho rằng nếu Chính phủ không tháo gỡ được vấn đề này thì khó đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023 trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  17 phút

Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Tiêu điểm -  3 giờ

Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  2 ngày

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  2 ngày

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  5 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  17 phút

Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.

Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng

Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng

Doanh nghiệp -  25 phút

Sự tăng trưởng này đến từ việc Lọc hóa dầu Bình Sơn đã chủ động kiểm soát chi phí, đặc biệt là giảm đáng kể các chi phí tài chính.

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Việc công bố nhận diện thương hiệu mới nằm trong chiến lược mở rộng hoạt động theo mô hình tập đoàn đa ngành của KSB, để đồng hành cùng kỷ nguyên mới của đất nước.

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Tiêu điểm -  3 giờ

Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.

Đừng bao giờ chia đôi lợi ích trong mọi cuộc đàm phán

Đừng bao giờ chia đôi lợi ích trong mọi cuộc đàm phán

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Đàm phán không chỉ là chia đôi lợi ích, mà là nghệ thuật tạo giá trị chung và giải pháp “win-win” thay cho sự thỏa hiệp thiếu hiệu quả.

Doanh nghiệp Việt tìm đường vượt bão thuế quan

Doanh nghiệp Việt tìm đường vượt bão thuế quan

Doanh nghiệp -  4 giờ

Giữa cơn bão thương chiến, những chiến lược ứng phó kịp thời với tinh thần đối mặt của các lãnh đạo là thông điệp đầy hy vọng cho các cổ đông.

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự được xếp hạng 5 sao ở hạng mục tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức.