Tiêu điểm
Kinh tế khó bứt phá khi cán bộ còn làm ‘cầm chừng, né tránh’
Có cán bộ từng tâm sự "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử", đại biểu Nguyễn Hữu Thông kể lại và cho rằng nếu Chính phủ không tháo gỡ được vấn đề này thì khó đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023 trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Tại phiên thảo luận tại Quốc hội hôm nay, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn tỉnh Bình Thuận) cho rằng tuy Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ từ khi đại dịch bùng phát nhưng nay một bộ phận người dân vẫn còn chưa thoát nghèo, thoát được khó khi giá xăng dầu tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào biến động lớn, thị trường nông sản bất ổn, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn nhiều thách thức…
Trong bối cảnh nề kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển – xã hội năm 2023 như đã đề ra, ông Thông đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết có hiệu quả thực trạng bất an, sợ sai, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý
Có cán bộ tâm sự với ông "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử". Nguyên nhân là hệ thống pháp luật chưa đồng bộ.
Cùng một vấn đề, áp dụng luật này thì đúng, nhưng khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra áp dụng luật khác thì thành sai; thời điểm này thì có thể đúng, khi kiểm tra ở thời điểm khác lại sai.
Ông Thông cho rằng dễ sai nhất là xác định giá đất. Theo quy định hiện hành, việc xác định giá đất hầu như bằng yếu tố giả định nên khó đảm bảo chính xác.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc từng nói phương pháp xác định giá đất hiện nay không chính xác, cần sửa đổi. Trong khi đó, nhiều địa phương có dự án lớn mà chưa xác định được giá đất để triển khai đầu tư.
"Nếu Chính phủ không tháo gỡ được vấn đề này thì khó đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023", ông Thông nhận định.
Nguyên nhân thứ hai khiến cán bộ bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm là dù Bộ Chính trị đã ban hành kết luận về cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, nhưng chủ trương đúng đắn này chưa được thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật. Cán bộ chỉ làm cầm chừng, không dám đột phá.
Vì vậy, ông đề nghị các bộ ngành thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách để điều chỉnh cho đồng bộ, sát thực tiễn.
Tranh luận với đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn tỉnh Quảng Nam) cho rằng cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, nếu chỉ nêu nguyên nhân do vướng mắc về pháp luật thì chưa đủ, mà "nguyên nhân chính là con người, công tác tổ chức thực hiện, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu".
Theo ông Hạ, có ba trường hợp cán bộ không dám làm. Đối với cán bộ còn hạn chế về năng lực, vẫn còn tình trạng sợ không dám thực hiện nhiệm vụ. Một số cán bộ có năng lực nhưng ý thức, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế và có tình trạng nghe ngóng, né tránh. Ngoài ra, còn đối tượng cán bộ là làm ẩu, thiếu trách nhiệm.
Khi được hỏi tại sao Luật Đất đai và Luật Đấu thầu được ban hành năm 2013 nhưng đến giờ mới vướng mắc, một số người thẳng thắn nói rằng trước đây làm ẩu, làm không đúng, thiếu trách nhiệm, nên nếu bây giờ làm đúng thì sẽ phát sinh vấn đề, do đó họ chỉ làm cầm chừng, né tránh, ông Hạ kể lại.
Do đó, ông Hạ cũng đề nghị Chính phủ có giải pháp cho thực trạng trên, khắc phục chuyện Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, họp ngày họp đêm, nhưng ở dưới lại có tư tưởng cầm chừng.
Cũng nhắc đến tư duy hạn chế của một bộ phận cán bộ quản lý, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng “Tư duy nhiệm kỳ là một trong những nguyên nhân gây lãng phí đất đai rất lớn. Qua giám sát, bên cạnh địa phương tích cực thu hồi đất hoang hóa, còn những nơi sau mỗi nhiệm kỳ số dự án treo lại tăng thêm”.
Theo bà Mai, khác với nhiều nước sở hữu tư nhân, Việt Nam quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Vì vậy, quyền lực được trao gửi cho bộ máy nhà nước rất lớn.
Dù đạt một số kết quả, công tác quản lý đất đai đang đối mặt nhiều thách thức, hiệu quả sử dụng không cao. Thu ngân sách về đất đai liên tục tăng, nhưng chủ yếu là thị trường sơ cấp, trong đó 67% từ tiền sử dụng đất, 12% từ tiền thuê đất. Số thu tăng thêm từ đầu tư trên đất không cao.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, toàn quốc có 743 triệu m2 đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích, tiền thu được rất thấp, chỉ 286 tỷ đồng. Giám sát 7 địa phương cho thấy có hơn 1.700 dự án treo, tương đương 12.000 ha đất hoang. Sự thật "rất đau lòng và gây bức xúc với người dân", bà Mai đánh giá.
Nguyên nhân thứ hai theo bà Mai là tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân từ đất đai. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy có biểu hiện lợi ích nhóm ở một số địa phương, vi phạm về đấu thầu, giao đất không qua đấu giá.
Thứ ba là trách nhiệm của bộ máy công quyền một số nơi không cao. Bên cạnh những người ngày đêm cống hiến, còn bộ phận thờ ơ, thiếu trách nhiệm.
Để giải quyết các vấn đề nói trên, cần sự vào cuộc của các bộ ngành, bên cạnh trách nhiệm địa phương. Tuy nhiên khi vướng mắc, địa phương gửi câu hỏi cho bộ ngành, luôn được trả lời là "cứ thực hiện theo quy định pháp luật", ngay cả khi pháp luật chưa quy định hoặc có nhưng quy định khác nhau. Như vậy vướng mắc không thể giải quyết, gây bức xúc và thất vọng cho các địa phương, theo bà Mai.
Bên cạnh đó, tâm lý e dè tạo sức ì và trì trệ rất lớn trong cơ quan công quyền. Điều này giải thích vì sao có dự án trải qua hàng chục năm vẫn vướng, trong đó nhiều cái vướng mắc là hệ quả của giai đoạn trước.
Khẳng định đất đai là vấn đề phức tạp, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, bà Mai mong chính quyền xử lý quyết liệt các vướng mắc về đất đai, đưa ra lộ trình, thời hạn cụ thể, được nghị quyết hoá vì đó là thước đo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan công quyền.
"Các cơ quan cần xử lý nghiêm lối tư duy nhiệm kỳ, đề cao trách nhiệm, cơ chế minh bạch, ranh giới đúng sai rõ ràng để bảo vệ người trong bộ máy công quyền, khơi thông tâm lý e dè, lo lắng. Trách nhiệm giám sát cũng cần được tăng cường để tránh trục lợi cá nhân", bà Mai đề nghị.
'Doanh nghiệp muốn xuất ngoại, lãnh đạo phải dấn thân, dám nghĩ dám làm'
Đẩy giao dịch đất đai, kế thừa lên môi trường số có thể gặp rủi ro pháp lý
Bởi nhiều tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai mà khi đẩy giao dịch lên môi trường mạng, môi trường ảo có thể gặp rủi ro về mặt pháp lý, không đảm bảo tính khả thi trong phương thức quản lý, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Sửa đổi Luật Đất đai cần đảm bảo đồng bộ, toàn diện
Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi toàn diện, đồng bộ Luật Đất đai là yêu cầu cấp bách và bức thiết đặt ra đối với các nhà làm luật.
Vi phạm đất đai gần 80.900 tỷ đồng
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, đã có 6.687 cuộc thanh tra về lĩnh vực đất đai, qua đó phát hiện tổng vi phạm về kinh tế trên 80.886 tỷ đồng và khoảng 94.850ha đất.
Kẽ hở quản lý đất đai tại Bình Thuận
Hoạt động quản lý, sử dụng đất tại tỉnh Bình Thuận còn nhiều tồn tại và gây lãng phí, đặc biệt trong các dự án thương mại, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng (với hơn 1.300ha đất không mang lại hiệu quả kinh tế). Nguyên nhân, đến từ các chủ đầu tư lẫn bất cập trong công tác quản lý của địa phương.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.