Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Mua ô tô bán tải giá 1 tỷ, có thể phải đóng thuế 540 triệu
Minh Anh
Thứ năm, 14/09/2017 - 18:06
Theo ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu ô tô nhưng lại tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên rât cao, điều này dẫn đến cản trở tự do thương mại quốc tế.
Mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng ô tô bán tải tại thị trường Việt Nam. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với xe vừa chở người vừa chở hàng (xe bán tải) bằng 60% mức thuế của dòng xe chở người dưới 9 chỗ cùng dung tích xi-lanh.
Hiện tại, thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe bán tải loại có dung tích xi-lanh từ 2.500cc trở xuống là 15%, loại dung tích xi-lanh trên 2500cc đến 3.000cc là 20% và loại có xi-lanh trên 3.000cc là 25%.
Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe dưới 9 chỗ loại có cùng dung tích xi-lanh lên tới 55 - 90%. Như vậy, theo đề xuất của Bộ Tài chính mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe bán tải sẽ được nâng lên tới 30 - 54%.
Theo Bộ Tài chính, đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe bán tải do mức tiêu thụ dòng xe này những năm gần đây đang tăng mạnh, vì vậy cần tăng thuế để định hướng tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp mục đích sử dụng của dòng xe này.
Tuy đây mới chỉ là đề xuất của Bộ Tài chính nhưng nếu mức thuế đề xuất này được thông qua, giá xe bán tải trong nước có thể sẽ tăng vọt hàng trăm triệu đồng so với thời điểm hiện tại.
Theo tính toán, nếu như một chiếc xe bán tải có giá 1 tỷ đồng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, số tiền thuế cộng vào giá xe sẽ là 150 - 250 triệu đồng tùy dung tích. Nhưng áp dụng theo đề xuất thuế mới của Bộ Tài chính, mức thuế cộng vào giá xe sẽ tăng lên 300 - 540 triệu đồng, tương đương giá xe bán tải sẽ tăng 10 - 20% so với hiện tại.
Tại Hội thảo "Góp ý vào đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 Luật thuế" do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế - Deloitte Việt Nam cho rằng, việc tăng thuế xe ô tô bán tải liên quan trực tiếp đến quá trình hội nhập quốc tế và cam kết quốc tế của Việt Nam. Mục đích của hội nhập là dỡ bỏ rào cản. Theo đó, từ năm 2018 thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc trong khu vực ASEAN sẽ về 0.
“Trong khi đó, với đề xuất của Bộ Tài chính, chúng ta giảm thuế nhập khẩu nhưng lại tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều này dẫn đến cản trở tự do thương mại quốc tế”, ông Tuấn cho biết.
Về vấn đề này, đại diện Toyota Việt Nam cũng cho rằng, theo số liệu thống kê của Toyota, trên 70% khách hàng sử dụng xe bán tải dưới danh nghĩa của doanh nghiệp nhằm mục đích thương mại vừa chở người vừa chở hàng.
Do đó, Toyota đề xuất không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải để đảm bảo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của khách hàng. .
Nếu đề xuất tăng thuế nhập khẩu xe ô tô cũ đã qua sử dụng của Bộ Tài chính được thông qua, từ năm 2018, giá xe cũ nhập khẩu có thể còn đắt hơn xe mới. Đây được xem là giải pháp hạn chế nhập xe cũ về Việt Nam, và ngăn chặn việc lợi dụng chính sách nhập xe cũ để nhập xe còn mới nhằm trốn thuế.
Với góc nhìn quản trị kinh doanh, doanh nhân Đỗ Hòa cho rằng, nên nhận xét VINFAST như một dự án kinh doanh, với các nội dung nhằm quyết định khả năng thành bại của một dự án.
Trong khi một số nhà đầu tư có thể đang lo ngại và thậm chí đặt dấu hỏi đối với khả năng đầu tư mới trong tương lai, tập đoàn Vingroup quyết định khởi công tổ hợp sản xuất ô tô 3,5 tỷ USD.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.