Tiêu điểm
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 sẽ diễn biến ra sao?
Tùy theo diễn biến của dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 theo kịch bản cơ sở có thể đạt mức tăng trưởng 3%, hoặc từ 1,5% với trường hợp xấu nhất, 4% với trường hợp tích cực nhất.
Tại báo cáo cập nhật đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới kinh tế Việt Nam tháng 4/2020, Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 kịch bản (cơ sở, tích cực và tiêu cực) lần lượt ở các mức 4,81%, 5,4% và 4,07%.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn nhiều so với các dự báo trước đây.
Trong đánh giá mới nhất, với kịch bản cơ sở, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 3%, trong đó quý III ước tăng 4,5% và quý IV ước tăng 4,61%.
Các động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư tư nhân, FDI và du lịch đều chịu ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng toàn cầu và Việt Nam hội nhập sâu rộng.
Các biện pháp của Chính phủ trong phòng chống dịch tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương chú trọng triển khai cùng với các chính sách, gói hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân phát huy hiệu quả. Các nước kiểm soát được dịch trong quý III/2020, không để bùng phát “làn sóng Covid-19 thứ hai” và bắt đầu mở cửa giao thương, du lịch quốc tế có chọn lọc từ đầu tháng 10/2020.
Tuy nhiên, một số ngành sẽ có sự hồi phục chậm hơn do còn phụ thuộc vào diễn biến dịch tại một số nước và khu vực, dự báo có thể kéo dài đến hết quý IV/2020, tâm lý người tiêu dùng, chuỗi cung ứng như du lịch, hàng không, thương mại quốc tế của một số sản phẩm.
Theo đó, lợi nhuận du lịch của Việt Nam năm 2020 dự báo giảm khoảng 65 – 70% so với nếu không có dịch bệnh; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhẹ 1 – 2%; lợi nhuận ngành vận tải – kho bãi giảm khoảng 5% (chủ yếu giảm tại phân ngành vận tải hành khách hàng không, dự báo giảm 45 – 50% cả năm 2020).
Lĩnh vực FDI cũng bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 khi niềm tin của nhà đầu tư phụ thuộc lớn vào diễn biến dịch (dù có sự dịch chuyển đầu tư, chuỗi sản xuất nhưng đòi hỏi có thời gian và dịch chuyển dần dần), đầu tư công và đầu tư tư nhân sẽ gia tăng mạnh, tổng đầu tư toàn xã hội dự báo tăng khoảng 1 – 1,5% cả năm 2020.
Về tiêu dùng, trong khi tiêu dùng (cá nhân) giảm nhẹ (chủ yếu do thu nhập giảm và thay đổi hành vi tiêu dùng), Chính phủ tăng chi ngân sách cho các lĩnh vực, đặc biệt là y tế, an sinh xã hội, song không tăng mạnh do còn áp lực bội chi ngân sách và lạm phát; dự báo tăng từ 2 – 3%.
Với kịch bản tích cực, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 có thể đạt 4% với giả định các nước trên thế giới nỗ lực kiểm soát và sớm đạt được kết quả tích cực trong phòng, chống dịch bệnh và đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát từ đầu tháng 9/2020; hoạt động giao thương, sản xuất – kinh doanh được khôi phục ngay sau đó.
Tại Việt Nam, dịch được khống chế cộng với sự lan tỏa từ việc các nền kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam có sự hồi phục nhanh sau Covid-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Mỹ, châu Âu. Các hoạt động giao thương được mở cửa trở lại từ giữa tháng 9/2020.
Khi đó, doanh thu du lịch năm 2020 dự báo giảm khoảng 50% so với mức không có dịch bệnh; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhẹ 0,5 – 1%; lợi nhuận ngành vận tải – kho bãi chỉ giảm nhẹ 3 – 3,5%.
Đầu tư tuy có gặp khó khăn nhưng môi trường đầu tư được đảm bảo, giải ngân FDI giảm nhẹ (-1%), đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng nhẹ 2% - 3% so với mức không có dịch bệnh. Chính phủ bổ sung chi tiêu công thêm khoảng 1%, chủ yếu cho hoạt động y tế.
Với kịch bản tiêu cực, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,5% với giả định “làn sóng dịch Covid-19 thứ 2” bùng phát tại một số nước, đại dịch không thể kiểm soát và khống chế cho đến hết năm 2020, bất chấp nỗ lực ứng phó của Chính phủ các nước.
Tại Việt Nam, dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát nhưng các đối tác quan trọng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh (đặc biệt Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc); các hoạt động giao thương tiếp tục bị ngưng trệ, tiêu dùng nội địa giảm khi người dân ưu tiên tiết kiệm, thay đổi mạnh hành vi tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Khi đó, dự báo doanh thu du lịch Việt Nam giảm đến 75 – 85%; xuất nhập khẩu giảm 5,5 – 8% so với mức không có dịch bệnh; lợi nhuận ngành vận tải – kho bãi giảm 10% (trong đó, vận tải hành khách hàng không giảm 65 – 70%); đầu tư bị ảnh hưởng mạnh khi tâm lý e ngại tăng mạnh.
Giải ngân FDI được dự báo giảm từ 7 – 8%, đòi hỏi sự đầu tư mạnh hơn từ đầu tư công và đầu tư tư nhân nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Nhìn từ phía tổng cung, nhóm nghiên cứu dự báo tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 3% trong kịch bản cơ sở, 4% trong kịch bản tích cực và 1,5% trong kịch bản tiêu cực.
Trong cả ba kịch bản, nhóm nghiên cứu dự báo lạm phát bình quân năm 2020 dù đang ở mức 4,19% trong 6 tháng đầu năm nhưng vẫn có thể kiểm soát dưới 4% (khoảng 3,5 – 3,8%) cả năm 2020.
Ba lý do chính là sức cầu quốc tế và trong nước còn yếu nên lạm phát do yếu tố cầu kéo ở mức thấp; giá dầu dù đang tăng trở lại, nhưng bình quân cả năm vẫn giảm khoàng 20-25% so với bình quân năm 2019, giảm mạnh yếu tố chi phí đẩy và giá thịt lợn dù còn biến động (tăng nhẹ) nhưng về cơ bản sẽ ổn định dần đến hết năm 2020.
VEPR: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 cho Việt Nam
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?