Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 sẽ diễn biến ra sao?

Minh Nhật Thứ tư, 22/07/2020 - 20:22

Tùy theo diễn biến của dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 theo kịch bản cơ sở có thể đạt mức tăng trưởng 3%, hoặc từ 1,5% với trường hợp xấu nhất, 4% với trường hợp tích cực nhất.

Tại báo cáo cập nhật đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới kinh tế Việt Nam tháng 4/2020, Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 kịch bản (cơ sở, tích cực và tiêu cực) lần lượt ở các mức 4,81%, 5,4% và 4,07%.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn nhiều so với các dự báo trước đây.

Trong đánh giá mới nhất, với kịch bản cơ sở, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 3%, trong đó quý III ước tăng 4,5% và quý IV ước tăng 4,61%.

Các động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư tư nhân, FDI và du lịch đều chịu ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng toàn cầu và Việt Nam hội nhập sâu rộng.

a

Các biện pháp của Chính phủ trong phòng chống dịch tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương chú trọng triển khai cùng với các chính sách, gói hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân phát huy hiệu quả. Các nước kiểm soát được dịch trong quý III/2020, không để bùng phát “làn sóng Covid-19 thứ hai” và bắt đầu mở cửa giao thương, du lịch quốc tế có chọn lọc từ đầu tháng 10/2020.

Tuy nhiên, một số ngành sẽ có sự hồi phục chậm hơn do còn phụ thuộc vào diễn biến dịch tại một số nước và khu vực, dự báo có thể kéo dài đến hết quý IV/2020, tâm lý người tiêu dùng, chuỗi cung ứng như du lịch, hàng không, thương mại quốc tế của một số sản phẩm.

Theo đó, lợi nhuận du lịch của Việt Nam năm 2020 dự báo giảm khoảng 65 – 70% so với nếu không có dịch bệnh; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhẹ 1 – 2%; lợi nhuận ngành vận tải – kho bãi giảm khoảng 5% (chủ yếu giảm tại phân ngành vận tải hành khách hàng không, dự báo giảm 45 – 50% cả năm 2020).

Lĩnh vực FDI cũng bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 khi niềm tin của nhà đầu tư phụ thuộc lớn vào diễn biến dịch (dù có sự dịch chuyển đầu tư, chuỗi sản xuất nhưng đòi hỏi có thời gian và dịch chuyển dần dần), đầu tư công và đầu tư tư nhân sẽ gia tăng mạnh, tổng đầu tư toàn xã hội dự báo tăng khoảng 1 – 1,5% cả năm 2020.

Về tiêu dùng, trong khi tiêu dùng (cá nhân) giảm nhẹ (chủ yếu do thu nhập giảm và thay đổi hành vi tiêu dùng), Chính phủ tăng chi ngân sách cho các lĩnh vực, đặc biệt là y tế, an sinh xã hội, song không tăng mạnh do còn áp lực bội chi ngân sách và lạm phát; dự báo tăng từ 2 – 3%.

Với kịch bản tích cực, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 có thể đạt 4% với giả định các nước trên thế giới nỗ lực kiểm soát và sớm đạt được kết quả tích cực trong phòng, chống dịch bệnh và đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát từ đầu tháng 9/2020; hoạt động giao thương, sản xuất – kinh doanh được khôi phục ngay sau đó.

Tại Việt Nam, dịch được khống chế cộng với sự lan tỏa từ việc các nền kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam có sự hồi phục nhanh sau Covid-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Mỹ, châu Âu. Các hoạt động giao thương được mở cửa trở lại từ giữa tháng 9/2020.

Khi đó, doanh thu du lịch năm 2020 dự báo giảm khoảng 50% so với mức không có dịch bệnh; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhẹ 0,5 – 1%; lợi nhuận ngành vận tải – kho bãi chỉ giảm nhẹ 3 – 3,5%.

Đầu tư tuy có gặp khó khăn nhưng môi trường đầu tư được đảm bảo, giải ngân FDI giảm nhẹ (-1%), đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng nhẹ 2% - 3% so với mức không có dịch bệnh. Chính phủ bổ sung chi tiêu công thêm khoảng 1%, chủ yếu cho hoạt động y tế.

a 1

Với kịch bản tiêu cực, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,5% với giả định “làn sóng dịch Covid-19 thứ 2” bùng phát tại một số nước, đại dịch không thể kiểm soát và khống chế cho đến hết năm 2020, bất chấp nỗ lực ứng phó của Chính phủ các nước.

Tại Việt Nam, dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát nhưng các đối tác quan trọng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh (đặc biệt Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc); các hoạt động giao thương tiếp tục bị ngưng trệ, tiêu dùng nội địa giảm khi người dân ưu tiên tiết kiệm, thay đổi mạnh hành vi tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Khi đó, dự báo doanh thu du lịch Việt Nam giảm đến 75 – 85%; xuất nhập khẩu giảm 5,5 – 8% so với mức không có dịch bệnh; lợi nhuận ngành vận tải – kho bãi giảm 10% (trong đó, vận tải hành khách hàng không giảm 65 – 70%); đầu tư bị ảnh hưởng mạnh khi tâm lý e ngại tăng mạnh.

Giải ngân FDI được dự báo giảm từ 7 – 8%, đòi hỏi sự đầu tư mạnh hơn từ đầu tư công và đầu tư tư nhân nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Nhìn từ phía tổng cung, nhóm nghiên cứu dự báo tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 3% trong kịch bản cơ sở, 4% trong kịch bản tích cực và 1,5% trong kịch bản tiêu cực.

Trong cả ba kịch bản, nhóm nghiên cứu dự báo lạm phát bình quân năm 2020 dù đang ở mức 4,19% trong 6 tháng đầu năm nhưng vẫn có thể kiểm soát dưới 4% (khoảng 3,5 – 3,8%) cả năm 2020.

Ba lý do chính là sức cầu quốc tế và trong nước còn yếu nên lạm phát do yếu tố cầu kéo ở mức thấp; giá dầu dù đang tăng trở lại, nhưng bình quân cả năm vẫn giảm khoàng 20-25% so với bình quân năm 2019, giảm mạnh yếu tố chi phí đẩy và giá thịt lợn dù còn biến động (tăng nhẹ) nhưng về cơ bản sẽ ổn định dần đến hết năm 2020.

VEPR: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 cho Việt Nam

VEPR: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 cho Việt Nam

Tiêu điểm -  4 năm
Kinh tế Việt Nam 2020 được dự báo sẽ tăng trưởng 3,8% hoặc 2,2% tùy theo diễn biến của dịch Covid-19.
VEPR: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 cho Việt Nam

VEPR: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 cho Việt Nam

Tiêu điểm -  4 năm
Kinh tế Việt Nam 2020 được dự báo sẽ tăng trưởng 3,8% hoặc 2,2% tùy theo diễn biến của dịch Covid-19.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  21 phút

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  1 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  1 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  1 ngày

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  2 ngày

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  9 phút

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  21 phút

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  1 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  1 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.

TPBank hiện thực hóa giấc mơ an cư bằng công nghệ

TPBank hiện thực hóa giấc mơ an cư bằng công nghệ

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Sở hữu tổ ấm không chỉ là ước mơ, mà là một trong những quyết định tài chính quan trọng nhất của đời người. Thấu hiểu điều đó, TPBank mang đến giải pháp vay mua nhà dự án qua ứng dụng TPBank Partner, hỗ trợ người trẻ hiện đại tiếp cận khoản vay một cách minh bạch, nhanh chóng và phù hợp với khả năng tài chính cá nhân.

Ra mắt dịch vụ giao đồ ăn Xanh SM Ngon

Ra mắt dịch vụ giao đồ ăn Xanh SM Ngon

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Xanh SM ra mắt dịch vụ giao đồ ăn Xanh SM Ngon, với mạng lưới hơn 2.000 nhà hàng được tuyển chọn kỹ lưỡng. Ưu việt khác biệt của Xanh SM Ngon là tốc độ vượt trội, chất lượng đảm bảo và liên tục có ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

Làn sóng đầu tư đổ về Hải Phòng: Hải An dẫn dắt cuộc chơi

Làn sóng đầu tư đổ về Hải Phòng: Hải An dẫn dắt cuộc chơi

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Dòng vốn đầu tư bất động sản đang rời khỏi các khu vực truyền thống và tìm đến những “vùng trũng” mới có dư địa tăng trưởng. Một trong những điểm đến đang nổi lên rõ rệt là khu vực Đông Nam TP. Hải Phòng, với tâm điểm là quận Hải An.