Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư PPP

Thứ tư, 19/07/2017 - 08:05

Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.

Ảnh nguồn: Internet

Thông báo kết luận nêu rõ, mô hình đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT tại Việt Nam đã được triển khai từ 20 năm trước (Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997), đến nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, tiếp cận với thông lệ quốc tế về mô hình đầu tư PPP.

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai các dự án PPP còn một số vướng mắc như: Chịu tác động của nhiều luật liên quan như Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật xây dựng...; sự không rõ ràng giữa PPP và khái niệm "xã hội hóa" đầu tư; một số quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP chưa phù hợp; khó khăn về nguồn vốn đầu tư...; đặc biệt là năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế cả về năng lực tài chính và kinh nghiệm.

Do đó, trong thời gian tới cần phải tập trung nghiên cứu, sửa đổi chính sách pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư; thống nhất ý chí huy động các nguồn lực nói chung để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của cả nước.

Từ những bất cập đã được chỉ ra trong thực tiễn, các Bộ, ngành và địa phương cần nghiêm túc chấn chỉnh, đặt lợi ích của nhà nước và cộng đồng lên hàng đầu, không cho phép tồn tại lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực.

Về định hướng sửa đổi các Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và số 30/2015/NĐ-CP, Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các thành viên Ban chỉ đạo để hoàn thiện dự thảo sửa đổi hai Nghị định này, gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ trong tháng 8/2017.

Trong đó lưu ý vấn đề quản lý theo cách tiếp cận đầu ra: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố nhu cầu về công trình, dịch vụ công để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách bình đẳng. 

Nhà đầu tư tự cân đối nguồn lực (bao gồm vốn chủ sở hữu; khả năng huy động vốn tín dụng; mức lãi suất tín dụng trên thị trường; mức lợi nhuận chấp nhận được của nhà đầu tư; lường trước các rủi ro...) để quyết định việc tham gia dự thầu. 

Nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án được thu giá, phí dựa trên chất lượng dịch vụ cung cấp; chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, dịch vụ gắn với quyền lợi của mình trong quá trình khai thác, vận hành dự án.

Tăng cường phân cấp; nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc triển khai dự án, từ việc quyết định chủ trương đầu tư, cân đối nguồn lực, thẩm định dự án, lựa chọn nhà đầu tư và giám sát tổ chức thực hiện, vận hành công trình theo đúng quy định tại hợp đồng dự án và quy định của pháp luật.

Các bộ, ngành và địa phương phải ưu tiên dành nguồn lực ngân sách để hỗ trợ các dự án có khả năng đầu tư PPP; sau khi không đấu thầu được nhà đầu tư mới xem xét hình thức đầu tư công; nghiên cứu rút ngắn thời gian đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng vẫn bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả.

Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để đẩy mạnh hỗ trợ chuẩn bị các dự án ưu tiên từ nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư (PDF).

Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn dự kiến được phân bổ và các nguồn lực khác, tiếp tục rà soát thứ tự ưu tiên để lập và công bố danh mục dự án PPP làm cơ sở mời gọi đầu tư; chủ động nghiên cứu giải pháp thu hút đầu tư trên nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch.

Phó thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đánh giá cụ thể nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án PPP trong giai đoạn tới, đề xuất các giải pháp khả thi để thu xếp vốn.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu các cơ chế bảo lãnh để áp dụng thí điểm cho một số dự án PPP giao thông quan trọng; dự thảo cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với dự án PPP, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2017.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương cập nhật thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và trang thông tin về PPP để phục vụ chương trình truyền thông về PPP.

Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc hoặc đề xuất, các Bộ, ngành và địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, kịp thời báo cáo ban chỉ đạo để xem xét, giải quyết.

ADB giúp Đà Nẵng xây dựng giải pháp xử lý chất thải thông qua dự án PPP

ADB giúp Đà Nẵng xây dựng giải pháp xử lý chất thải thông qua dự án PPP

Tiêu điểm -  7 năm

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng hôm nay đã ký kết một thỏa thuận về các dịch vụ tư vấn giao dịch để xây dựng một bãi chôn lấp rác và công trình xử lý chất thải mới.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  44 phút

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  1 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  2 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  3 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  12 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.