Tập đoàn nhà nước 'lên đời' quản trị nhờ chuyển đổi số

Nhật Hạ Thứ ba, 15/04/2025 - 16:43
Nghe audio
0:00

Nhiều doanh nghiệp nhà nước như VNPT, Petrovietnam, EVN… đã bắt đầu gặt hái những 'trái ngọt' đầu tiên nhờ triển khai chuyển đổi số hiệu quả.

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là con đường sống còn đối với doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới.

Tại hội nghị hôm nay với chủ đề "Doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng", loạt phát biểu từ lãnh đạo các tập đoàn lớn như Petrovietnam, EVN, VNPT, MB Bank và Đường sắt Việt Nam đã cho thấy một bức tranh đa chiều về cách các doanh nghiệp nhà nước đang gắn chuyển đổi số với chiến lược quản trị, năng suất và tăng trưởng.

Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm cho biết chuyển đổi số được coi là cốt lõi trong các định hướng hoạt động chiến lược của tập đoàn.

Trong 7-8 năm qua, tập đoàn đã hoàn thành ba giai đoạn chuyển đổi số nội bộ: số hoá quy trình, xây dựng dữ liệu lớn, và triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) vào vận hành chính thức từ tháng 6/2025.

Ông Liêm cho biết, ngay từ giai đoạn đầu số hoá quy trình đã giúp năng suất của tập đoàn được nhân đôi.

Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng giám đốc VNPT. Ảnh: Nhật Bắc

Để xây dựng dữ liệu, VNPT đã đầu tư lớn với hệ thống hạ tầng mạng, với dung lượng khoảng 20 Petabyte, với khả năng xử lý 20TB mỗi ngày. Đây là một trong những hệ thống có dung lượng hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực.

Toàn bộ hệ thống KPI, lương thưởng, quản trị văn bản và chăm sóc khách hàng hiện đã hoạt động hoàn toàn trên môi trường số.

AI hiện được tích hợp như trợ lý ảo cho nhân viên kỹ thuật và kinh doanh, qua đó giúp thấu hiểu, tư vấn cho khách hàng, phục vụ khách hàng tốt nhất. Các cấp quản trị cũng đều có thông tin tức thời, rõ ràng nhất để đưa ra các quyết định trong quá trình vận hành.

Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam. Ảnh: Nhật Bắc

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết tập đoàn đã xác định chuyển đổi số, khoa học công nghiệp và đổi mới sáng tạo là động lực mới giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của tập đoàn trong giai đoạn mới.

Thời gian qua, Petrovietnam đã kết hợp với các tập đoàn công nghệ trong nước như Viettel, VNPT, FPT để triển khai các sáng kiến số. Tập đoàn cũng chú trọng đào tạo và cập nhật kiến thức chuyển đổi số cho lãnh đạo và toàn thể người lao động thông qua các nền tảng số nội bộ, đồng thời từng bước xây dựng văn hóa số.

Petrovietnam đã xây dựng và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu lớn trong các lĩnh vực cốt lõi như thăm dò, khai thác cũng như triển khai các sản phẩm số, trong đó nổi bật là hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Các nhà máy thông minh của tập đoàn cũng đã đi vào hoạt động.

Nhờ vậy, năng suất nhà máy trung bình tăng trên 120%, góp phần giúp tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt gần 17% giai đoạn 2021-2024.

Ông Hùng cho biết tập đoàn sẽ tăng đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm đưa mức chuyển đổi số của công ty mẹ đạt cấp độ 5 (mức dẫn dắt) và toàn tập đoàn đạt cấp độ 4 vào năm 2030. Mục tiêu là đến năm 2030, Petrovietnam sẽ lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.

Ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch HĐTV EVN. Ảnh: Nhật Bắc

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng không nằm ngoài cuộc đua. Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An cho biết 99,5% giao dịch tập đoàn hiện diễn ra trên môi trường số.

Các trạm biến áp 110kV và 220kV đã được tự động hóa hoàn toàn và EVN là doanh nghiệp duy nhất tại Đông Nam Á chế tạo thành công máy biến áp 500kV.

Tất cả các nhà máy điện đều có hệ thống tự động hóa điều khiển từ xa. Đáng chú ý, EVN đang làm chủ công nghệ điều khiển và tự động hóa thay vì phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu.

Bên cạnh đón, tập đoàn đang chuyển dần sang AI trong bảo trì và chẩn đoán lỗi nhà máy điện và lưới điện, đồng thời "đập đi xây lại" toàn bộ quy trình nội bộ để phù hợp với mô hình vận hành số.

Năm 2024, EVN tiếp nhận 3,78 triệu yêu cầu dịch vụ, trong đó 100% được xử lý trên môi trường số, chỉ khoảng 355 trường hợp thực hiện trực tiếp tại quầy. Nhờ vậy, khách hàng hầu như không cần đến gặp điện lực.

Tỷ lệ hợp đồng điện được ký số đạt 99,15%, giúp tiết kiệm khoảng 13,5 triệu trang giấy mỗi năm.

Đồng thời, 99,4% tiền điện được thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần tiết kiệm tương đương 13.000 nhân công. EVN xác định đây là con đường cần tiếp tục theo đuổi.

Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng MB Lưu Trung Thái phát biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ngân hàng MB đang là minh chứng cho tư duy quản trị kiểu mới khi áp dụng phương pháp làm việc và cách triển khai giống như các công ty công nghệ trong hoạt động ngân hàng.

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái cho biết: "Mỗi năm MB đầu tư khoảng 100 triệu USD cho công nghệ, kết quả là 5-7 triệu khách hàng mới mỗi năm, doanh thu từ áp dụng chuyển đổi số tăng gấp 3 lần".

MB xin ý kiến của các cổ đông cho phép đầu tư lớn cho công nghệ và tăng cường công tác nhân sự cho chuyển đổi số và dữ liệu.

Ngoài ra, ông Thái cũng mạnh dạn đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp nhà nước trả lương như doanh nghiệp tư nhân, từ đó các doanh nghiệp nhà nước sẽ dựa vào doanh thu, lợi nhuận để đầu tư cho chuyển đổi số.

Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát biểu: Ảnh: Nhật Bắc

Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng cho biết đang nỗ lực số hoá toàn diện hệ thống vận hành, từ mạng giao dịch điện tử, sàn giao dịch vận tải hàng hóa, điều hành giao thông vận tải đường sắt, cơ quan điện tử hỗ trợ điều hành vận tải đường sắt cho tới ứng dụng AI trong chăm sóc khách hàng và quản trị thương nghiệp.

Trong quý I, vận tải liên vận quốc tế của ngành đã tăng 20%, cho thấy hiệu quả ban đầu của chiến lược số hóa.

Các câu chuyện trên cho thấy chuyển đổi số là yếu tố không thể tách rời trong quá trình tái cấu trúc quản trị. Đây không còn là câu chuyện của phòng IT, mà là chiến lược tổng thể từ dữ liệu, tổ chức đến con người.

Khi các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu điều hành doanh nghiệp bằng dữ liệu và thuật toán thay vì cảm tính, hiệu quả, minh bạch và tốc độ ra quyết định sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Chuyển đổi số sản xuất: Không còn là lựa chọn, mà là bắt buộc

Chuyển đổi số sản xuất: Không còn là lựa chọn, mà là bắt buộc

Diễn đàn quản trị -  1 tuần
Chuyển đổi số đang cách mạng hóa sản xuất, tối ưu hóa hiệu quả, giảm thiểu lãng phí, và thúc đẩy quản trị bền vững.
Chuyển đổi số sản xuất: Không còn là lựa chọn, mà là bắt buộc

Chuyển đổi số sản xuất: Không còn là lựa chọn, mà là bắt buộc

Diễn đàn quản trị -  1 tuần
Chuyển đổi số đang cách mạng hóa sản xuất, tối ưu hóa hiệu quả, giảm thiểu lãng phí, và thúc đẩy quản trị bền vững.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  3 tuần

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chuyển đổi số tạo nền tảng cho ESG

Chuyển đổi số tạo nền tảng cho ESG

Phát triển bền vững -  1 tháng

Chuyển đổi số và ESG là hai chiến lược song hành, tạo ra cả lực kéo và lực đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số bằng văn hóa

Chuyển đổi số bằng văn hóa

Diễn đàn quản trị -  1 tháng

Chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ mà còn là sự thay đổi một cách toàn diện trong tư duy và văn hóa doanh nghiệp.

Các động lực hụt hơi, mục tiêu tăng trưởng 8% có xa tầm với?

Các động lực hụt hơi, mục tiêu tăng trưởng 8% có xa tầm với?

Tiêu điểm -  26 phút

Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.

Lập tổ chuyên trách về pin lưu trữ, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Lập tổ chuyên trách về pin lưu trữ, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Tiêu điểm -  1 ngày

Tổ chuyên trách hệ thống pin lưu trữ năng lượng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu tham vọng về công suất lưu trữ bằng pin.

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Tiêu điểm -  1 ngày

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đăng trên trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sáng 14/4.

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lê

Du khách Việt đang săn đón điểm đến nào dịp lễ tới?

Du khách Việt đang săn đón điểm đến nào dịp lễ tới?

Tiêu điểm -  1 ngày

Du khách Việt Nam ưa chuộng nghỉ dưỡng ven biển và các thành phố giàu bản sắc văn hóa, khảo sát từ Booking mới đây tiết lộ.

Tập đoàn nhà nước 'lên đời' quản trị nhờ chuyển đổi số

Tập đoàn nhà nước 'lên đời' quản trị nhờ chuyển đổi số

Tiêu điểm -  4 giây

Nhiều doanh nghiệp nhà nước như VNPT, Petrovietnam, EVN… đã bắt đầu gặt hái những 'trái ngọt' đầu tiên nhờ triển khai chuyển đổi số hiệu quả.

Các động lực hụt hơi, mục tiêu tăng trưởng 8% có xa tầm với?

Các động lực hụt hơi, mục tiêu tăng trưởng 8% có xa tầm với?

Tiêu điểm -  26 phút

Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.

Kỳ vọng bất động sản phục hồi, OCB mạnh tay giải ngân

Kỳ vọng bất động sản phục hồi, OCB mạnh tay giải ngân

Tài chính -  1 giờ

Năm 2024, ngân hàng OCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng gần 20% - mức đầu ngành ngân hàng. Một phần không nhỏ trong số này đã được nhà băng dồn vào lĩnh vực bất động sản.

Theo đuổi tín dụng tăng trưởng cao, MB vẫn thận trọng với lợi nhuận

Theo đuổi tín dụng tăng trưởng cao, MB vẫn thận trọng với lợi nhuận

Tài chính -  1 giờ

Năm 2025, MB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao 23,7%. Mặc dù vậy, nhà băng lại tỏ ra thận trọng với kế hoạch lợi nhuận với mục tiêu tăng trưởng chỉ gần 10%.

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

Phát triển bền vững -  2 giờ

"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Phát triển bền vững -  4 giờ

Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.

Bán hàng online xuyên biên giới: Làm gì để khai thác 'mỏ vàng'?

Bán hàng online xuyên biên giới: Làm gì để khai thác 'mỏ vàng'?

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được coi là một mỏ vàng cho những doanh nghiệp xuất khẩu, những nó sẽ mãi là vàng trong mỏ nếu doanh nghiệp không biết số hóa mình.