Chuyển đổi số sản xuất: Không còn là lựa chọn, mà là bắt buộc

Công Hiếu Thứ tư, 02/04/2025 - 14:53
Nghe audio
0:00

Chuyển đổi số đang cách mạng hóa sản xuất, tối ưu hóa hiệu quả, giảm thiểu lãng phí, và thúc đẩy quản trị bền vững.

Việc ứng dụng tự động hóa và chuyển đổi số không chỉ là yếu tố thúc đẩy hiệu quả sản xuất mà còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp sản xuất tái cấu trúc hệ thống quản trị để thích ứng với xu thế mới.

Ứng dụng công nghệ trong các ngành sản xuất chủ chốt

Việt Nam đã trải qua quá trình chuyển đổi từ vai trò lắp ráp sang trở thành trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lợi thế về chi phí lao động, vị trí địa lý và các chính sách hỗ trợ từ nhà nước đã giúp ngành điện tử ghi nhận những bước tiến vượt bậc.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, chuyển đổi số vừa nhằm nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhưng cũng để đáp ứng yêu cầu khắt khe của đối tác quốc tế.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành điện tử Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2024. Ảnh: VEIA 

Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, LG, Intel, và Apple đã dần dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng sang Việt Nam, tạo ra cú hích mạnh mẽ cho ngành công nghiệp điện tử.

Với sự xuất hiện của các tập đoàn công nghệ lớn, Việt Nam có cơ hội thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chuyển giao công nghệ và nâng cấp trình độ sản xuất. Các doanh nghiệp nội địa nếu tận dụng tốt cơ hội có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cung cấp linh kiện và giải pháp phụ trợ thay vì chỉ làm gia công đơn thuần.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại áp lực cạnh tranh và yêu cầu nâng cao năng lực sản xuất. Khi các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, thời gian giao hàng và độ chính xác ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải cải tiến để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ đối tác nước ngoài.

Việc ứng dụng tự động hóa và số hóa trong sản xuất không còn là lựa chọn, mà là yếu tố bắt buộc để nâng cao năng suất, giảm thiểu sai sót và tối ưu chi phí.

Bên cạnh ngành điện tử, theo bà Phạm Hoài Anh - Giám đốc Thương mại của 1C Việt Nam, ngành công nghiệp xe máy và ô tô cũng đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về công nghệ và quy trình sản xuất.

Bà Phạm Hoài Anh - Giám đốc Thương mại của 1C Việt Nam chia sẻ về xu hướng chuyển đổi số trong ngành ô tô, xe máy. Ảnh: HAMI 


Một trong những khía cạnh quan trọng của chuyển đổi số trong ngành sản xuất linh kiện xe máy và ô tô là việc triển khai các hệ thống quản lý sản xuất thông minh (MES) kết hợp với phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

Giải pháp ERP kết hợp với các công cụ phân tích dữ liệu thời gian thực đã được ứng dụng rộng rãi, tạo điều kiện cho việc dự báo nhu cầu, tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả sản xuất. Những nền tảng này cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu theo thời gian thực từ các quy trình sản xuất, giúp tối ưu hóa hoạt động vận hành và ra quyết định chính xác hơn.

Bà Hoài Anh nhấn mạnh rằng, nếu không có các hệ thống số hóa đồng bộ, doanh nghiệp sẽ khó có thể nâng cao năng suất và giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất. Chuyển đổi số giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm đồng thời giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thời gian sản xuất và cải thiện độ chính xác trong quản lý tồn kho.

Bên cạnh đó, dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành nhằm phân tích và dự đoán nhu cầu thị trường. Nhờ vào các công nghệ này, doanh nghiệp có thể nhận diện xu hướng tiêu dùng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và dự báo các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra.

Số hóa các quy trình vận hành cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành một cách đáng kể. Một ví dụ điển hình được bà Hoài Anh đưa ra là nhờ tích hợp AI vào dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp có thể phát hiện lỗi sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu sai sót và hạn chế tối đa sự lãng phí nguyên vật liệu.

Chuyển đổi số cũng tạo thay đổi lớn trong phương thức quản lý và kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Những nền tảng IoT (Internet of Things) và công nghệ điện toán đám mây giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất sản phẩm ngay cả sau khi đã xuất xưởng, cho phép họ cung cấp dịch vụ bảo trì và nâng cấp kịp thời.

Điều này không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn mở ra mô hình kinh doanh mới dựa trên dịch vụ hậu mãi và cá nhân hóa sản phẩm.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi. Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp là sự thiếu hụt nhân lực có kỹ năng công nghệ cao.

Để vượt qua rào cản này, bà Hoài Anh đề xuất các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo nhân sự, cả về kỹ thuật lẫn tư duy số. Bà cũng nhấn mạnh rằng, sự thành công của chuyển đổi số vừa dựa vào công nghệ nhưng cũng cần khả năng thích ứng của con người.

Chuyển đổi số đang tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong ngành sản xuất linh kiện xe máy và ô tô, giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Bằng cách ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả và có chiến lược, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí vận hành và đáp ứng linh hoạt hơn với sự thay đổi của thị trường.

Những xu hướng này mở ra cơ hội tăng trưởng đồng thời đặt nền móng cho một hệ sinh thái sản xuất bền vững và thông minh trong tương lai.

Quản lý vòng đời sản phẩm - Chiến lược bền vững cho doanh nghiệp

Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM – Product Lifecycle Management) đang trở thành một chiến lược cốt lõi khi mà doanh nghiệp đang đối diện với các vấn đề về tính bền vững, hiệu quả chi phí và sự phát triển công nghệ.

Theo bà Andreea Diana Iancu, Kỹ sư trưởng tại VinFast, PLM cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và góp phần giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bà Andreea Diana Iancu, Kỹ sư trưởng tại VinFast. Ảnh: HAMI

Quản lý vòng đời sản phẩm bao gồm toàn bộ các giai đoạn từ thiết kế, sản xuất, phân phối, sử dụng cho đến thu hồi và tái chế. Theo bà Andreea, một hệ thống PLM hiệu quả giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Đặc biệt, trong ngành ô tô, nơi quá trình đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng, PLM đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh.

Một trong những lợi ích quan trọng của PLM là khả năng cải thiện hiệu suất sản xuất thông qua dữ liệu và công nghệ mô phỏng. Bà Andreea chia sẻ, việc sử dụng các nền tảng số hóa và trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn thiết kế giúp các kỹ sư có thể thử nghiệm và tối ưu hóa sản phẩm trước khi đi vào sản xuất hàng loạt.

Điều này không chỉ giúp giảm chi phí nghiên cứu và phát triển mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm khi ra mắt thị trường đã được hoàn thiện ở mức tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, PLM còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Bằng cách số hóa dữ liệu sản xuất và kết nối với các nhà cung cấp theo thời gian thực, doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, giảm thiểu tình trạng tồn kho không cần thiết và nâng cao hiệu suất vận hành. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt linh kiện và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, PLM không dừng ở khâu sản xuất mà còn mở rộng sang dịch vụ hậu mãi. Với sự hỗ trợ của công nghệ IoT và dữ liệu lớn, các hãng xe có thể theo dõi tình trạng vận hành của xe sau khi bán ra thị trường, từ đó cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa kịp thời.

Chuyển đổi số tạo nền tảng cho ESG

Chuyển đổi số tạo nền tảng cho ESG

Phát triển bền vững -  2 tháng

Chuyển đổi số và ESG là hai chiến lược song hành, tạo ra cả lực kéo và lực đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số bằng văn hóa

Chuyển đổi số bằng văn hóa

Diễn đàn quản trị -  2 tháng

Chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ mà còn là sự thay đổi một cách toàn diện trong tư duy và văn hóa doanh nghiệp.

Câu hỏi lớn cần trả lời để chuyển đổi số thành công

Câu hỏi lớn cần trả lời để chuyển đổi số thành công

Diễn đàn quản trị -  4 tháng

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư nguồn lực đúng cách và một chiến lược chuyển đổi số bài bản sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp và dẫn đầu trong kỷ nguyên số.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  45 phút

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  16 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  18 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  20 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  20 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  21 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Đọc nhiều