Doanh nghiệp
Tập đoàn TH đề xuất 4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên
“Chúng ta có thể phát triển rất nhiều thứ ở Tây Nguyên nhưng phải có được mô hình sản xuất lớn và tạo ra được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, sản xuất theo chuẩn quốc tế, phải sử dụng công nghệ cao, hướng tới kinh tế xanh, mang hàm lượng chất xám nhiều”, bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.
4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên
Ngày 20/11, tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW Bộ chính trị về phương hướng phát triển vùng Tây Nguyên tại Đà Lạt, Lâm Đồng với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính,Tập đoàn TH đã ký các Biên bản ghi nhớ phát triển các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao theo định hướng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững trên các lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thảo dược; Thương mại, dịch vụ, du lịch; Công nghiệp khai khoáng,…
Tại Đăk Nông, TH dự kiến phát triển dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao, đồng thời đề xuất triển khai tại Đăk Nông các dự án trồng trọt cây ăn quả và thảo dược ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến sâu, nhà máy chế biến nước tinh khiết tập trung ứng dụng dụng công nghệ cao, trung tâm logistics, dự án khai thác về chế biến sâu bauxite, các dự án phát triển du lịch bền vững...
Với tỉnh Lâm đồng, Tập đoàn TH ký kết biên bản ghi nhớ tiếp tục phát triển dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Lâm Đồng, trồng cây ăn quả và các loại thảo dược theo hướng đa tầng (theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap, Organic) ứng dụng công nghệ cao và chất lượng sản phẩm tốt, có truy xuất nguyên liệu đầu vào rõ ràng, kết hợp chế biến tại chỗ; cũng như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng mang tính bền vững.
Nông nghiệp công nghệ cao là một trong 4 lĩnh vực chủ chốt mà Tập đoàn TH đánh giá là cần thiết để phát triển vùng Tây Nguyên, tạo điều kiện để lôi kéo các lĩnh vực khác phát triển theo.

Chia sẻ tại Hội nghị , Anh hùng Lao động Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH chia sẻ, để Tây Nguyên có thể phát triển xứng tầm, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp lớn.
“Chúng ta có thể phát triển rất nhiều thứ ở Tây Nguyên nhưng phải có được mô hình sản xuất lớn và tạo ra được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, sản xuất theo chuẩn quốc tế, phải sử dụng công nghệ cao, hướng tới kinh tế xanh, mang hàm lượng chất xám nhiều”, bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.
Đó cũng là một lĩnh vực mà Tập đoàn TH muốn phát triển tại Tây Nguyên: Dự án trồng cây đa tầng kết hợp với chế biến sâu và logistics để tạo ra những sản phẩm, lực lượng hàng hóa có thương hiệu cho Tây Nguyên.
Lĩnh vực tiếp theo là khai khoáng. Theo bà Thái Hương, Tây Nguyên có trữ lượng khoán sản rất lớn, Chính phủ cần quy hoạch sớm, xã hội hóa việc khai thác như nghị quyết của Bộ Chính trị, để độc quyền là không thể ứng dụng triệt để khoa học công nghệ trong khâu khai thác. Phải đưa khoa học hiện đại vào thì mới phát triển được kinh tế xanh và không để lại hệ lụy khi khai thác tài nguyên, đồng thời những vùng đất có khoáng sản nhưng trữ lượng không đủ lớn thì nên để trồng cây ăn quả, cây thảo dược có giá trị lớn hơn, không nên cố khai thác.
Lĩnh vực thứ 4 là du lịch. Tây Nguyên có đủ điều kiện phát triển du lịch đa dạng từ ẩm thực, văn hóa, làng nghề… “Ngành du lịch muốn phát triển phải có hồn cốt dân tộc, từ thuở hồng hoang thế nào, thời kỳ Bà Trưng, Bà Triệu thế nào, thời đại Hồ Chí Minh thế nào”, Nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.
Cần hỗ trợ từ chính sách
Những hướng đi Tập đoàn TH chia sẻ đã và đang được cụ thể hóa. Những đề xuất nói trên mà Anh hùng Lao động, nữ doanh nhân Thái Hương đưa ra đến từ góc độ của một người đã có nhiều năm gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Bà “bước chân” vào Tây Nguyên từ sớm, sau khi khởi dựng Tập đoàn TH với dự án sữa tươi sạch TH true MILK năm 2008 - với hướng đi theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, toàn bộ ứng dụng công nghệ cao. Riêng tại Kon Tum, mới bắt đầu từ cách đây 2 năm nhưng đến giờ TH đã trồng 500ha sầu riêng giống mới và đang lập đề án trình các cấp để phát triển kinh tế dưới tán rừng trên cơ sở đi theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế tri thức.
Tuy nhiên, theo bà Thái Hương, Tây Nguyên vẫn còn chưa phát triển đúng tầm cỡ. Ở Tây Nguyên chưa có những doanh nghiệp, tập đoàn đủ lớn. Chính phủ cần có chính sách phù hợp với thực tiễn để lôi kéo tầng lớp này. Tây Nguyên có diện tích rất rộng nhưng nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn lại là vấn đề nan giải.
Có những nguồn đất đai từ những nông lâm trường trả về cho địa phương nhưng người dân lại đang lấn chiếm và phát triển kinh tế tự phát. Sản phẩm không trở thành hàng hóa và không đi theo quy chuẩn nào hết. Nông dân thậm chí còn không phải người địa phương, thuộc nhiều thành phần và chiếm lĩnh đất đai mà không thể thu hồi lại được.

“Chúng ta cứ nói Tây Nguyên có lợi thế về đất đai nhưng hàng chục năm rồi không tận dụng được. Khi chúng tôi làm đề xuất phát triển kinh tế xanh, cần diện tích lâm nghiệp, chính quyền vẫn không dám đưa ra quyết định dù đó là khu vực người dân đã canh tác hàng chục năm rồi, nhưng lý do là đó “vẫn là đất rừng, không được động chạm đến”. Đây là tình trạng chung tại các tỉnh Tây Nguyên vì vậy rất cần sự đánh giá khách quan bài bản để tham mưu cho Chính phủ có những cơ chế, chính sách phù hợp, lôi kéo những doanh nghiệp đủ tâm, tầm vào lĩnh vực này”, bà Thái Hương chia sẻ.
Nữ doanh nhân nhấn mạnh, nếu không có biện pháp phù hợp, Tây Nguyên sẽ tiếp tục mất tất cả (cả rừng và tiềm năng đất đai). Đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu khôn lường và vấn đề nước biển dâng hàng năm thì Tây Nguyên sẽ là chỗ dựa vững chắc cho tương lai con cháu đời sau, cần được phát triển bằng con đường phát triển bền vững, với mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, như đã chỉ ra trong nghị quyết số 23-NQ/TW Bộ chính trị về phương hướng phát triển vùng Tây Nguyên.
“Cần phải có những chính sách khích lệ, để phù hợp với từng dự án, từng thời kỳ, giúp Tây Nguyên thực sự trở thành phên dậu phía Tây của đất nước và trở thành nóc nhà của Đông Dương, đi theo hướng phát triển bền vững như Bộ Chính trị và Chính phủ đã mong muốn. Tôi cũng có khát vọng, sẽ lăn lộn cùng bà con nông dân tại vùng Tây Nguyên, sẽ đưa họ đi cùng, tạo ra thị trường cho họ, đưa khoa học, giống về cho họ… Cùng xây dựng cho Tây Nguyên, như chỉ đạo của Thủ tướng, những thương hiệu, sản phẩm… để có thể hướng ra những thị trường xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản và vươn ra thế giới”, bà Thái Hương chia sẻ.
Tập đoàn TH từng bước chinh phục thế giới
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.