Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: 'Nhiều sếu đầu đàn đang tìm đến Ninh Thuận'
“Các con sếu đầu đàn đang tìm đến với Ninh Thuận, nhiều nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam đang tích cực tìm hiểu để đầu tư vào Ninh Thuận".
Mới đây, Tập đoàn Phát triển năng lượng Gulf thêm lần nữa đề xuất kế hoạch đầu tư Dự án Điện khí LNG Cà Ná gần 8 tỷ USD tại Ninh Thuận.
Cụ thể, Tập đoàn Thái Lan đang xin ý kiến UBND tỉnh Ninh Thuận về chủ trương đầu tư dự án Kho cảng LNG và dự án tổ hợp điện khí LNG Cà Ná quy mô 6.000 MW gồm 4 nhà máy nhiệt điện tubin khí chu trình hỗn hợp, mỗi nhà máy công suất 1.500 MW.
Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 7,8 tỷ USD theo hình thức BOT hoặc đầu tư khác.
Ông Phạm Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh, dự án điện khí LNG Cà Ná có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Nam và trên địa bàn tỉnh. Do vậy, tỉnh mong muốn từ dự án này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào Ninh Thuận trong tương lai.
Hiện nay, tỉnh đã lập hồ sơ bổ sung Quy hoạch Trung tâm điện lực Cà Ná, gửi Bộ Công Thương thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, tỉnh sẽ tiến hành công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, đặc biệt là xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng được các yêu cầu tham gia dự án. Tập đoàn phát triển năng lượng Gulf sẽ là một trong những ứng cử viên cho tỉnh lựa chọn.
Đây không phải là lần đầu tập đoàn Thái Lan đến Ninh Thuận tìm hiểu về dự án nhiệt điện này. Trước đó, Gulf cũng đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận vào tháng 11/2018 và đưa ra đề xuất được đầu tư dự án tổ hợp điện khí tại Cà Ná với quy mô 6.000 MV và xây dựng một cảng biển với công suất 6 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư dự án khoảng 8 tỷ USD.
Ngoài tập đoàn Thái Lan, dự án này đã thu hút nhiều nhà đầu tư. Trong đó, đáng chú ý, đầu tháng 11/2018, Tập đoàn Total của Pháp đã ký thỏa thuận với UBND tỉnh Ninh Thuận về việc nghiên cứu phát triển Tổ hợp Dự án Điện khí Cà Ná.
Total đề xuất sẽ cùng với các đối tác là Siemens, Vovatek (Nga) và Công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Việt Nam (A&A) triển khai Dự án Điện khí Cà Ná với tổng công suất 4.500 MW, trong đó giai đoạn I là 1.500 MW, tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.
Thời gian gần đây, Tập đoàn năng lượng Thái Lan Gulf Energy Development đã chú trọng đầu tư nhiều dự án điện tại Việt Nam. Tháng 4/2018, Gulf đã ký hợp đồng với Công ty Năng lượng Xanh để phát triển dự án điện mặt trời tại tỉnh Tây Ninh.
Dự án nằm tại huyện Trảng Bàng có công suất thiết kế 48 MW và tổng giá trị đầu tư 66 triệu USD. Theo hợp đồng mua bán, Công ty Năng lượng Xanh sẽ chiếm 51% tổng giá trị và phần còn lại sẽ được sở hữu bởi công ty năng lượng Thái Lan. Theo kế hoạch, dự án sẽ đi vào hoạt động vào tháng 6/2019.
Thêm nữa, đầu năm 2018, Gulf cho biết sẽ đầu tư một nhà máy điện khí khoảng 5.000 MW tại tỉnh Đồng Nai, và sẵn sàng hợp tác cung ứng công nghệ điện khí cho những doanh nghiệp có nhu cầu.
Gulf Energy Development là công ty phát điện lớn thứ ba Thái Lan. Sau khi IPO với giá trị 733 triệu USD vào năm 2017. Tập đoàn này cho biết hiện đang nghiên cứu nhiều dự án tại các quốc gia láng giềng như Myanmar, Lào và Việt Nam.
“Các con sếu đầu đàn đang tìm đến với Ninh Thuận, nhiều nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam đang tích cực tìm hiểu để đầu tư vào Ninh Thuận".
Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương phát triển tỉnh Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù.
Đây là một trong 3 dự án được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Phan Thiết, một dự án thành phần trong dự án xây dựng đường cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Tin từ tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, tập đoàn AES (Hoa Kỳ) mong muốn tham gia đầu tư chuỗi dự án Nhà máy điện Sơn Mỹ 2 và dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ (Bình Thuận) cùng với Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas).
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.