Quốc tế
Tập đoàn Thái Lan rót thêm 200 triệu USD vào Việt Nam để tận dụng CPTPP
Tập đoàn của vị tỷ phú giàu thứ hai Thái Lan đặt mục tiêu đạt 15% doanh thu từ Việt Nam nhờ lợi thế ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
CP Foods thuộc Charoen Pokphand Foods – tập đoàn hàng đầu Thái Lan của vị tỷ phú giàu thứ hai nước này Dhanin Chearavanont sẽ đầu tư hơn 200 triệu USD nhằm xây dựng trung tâm xuất khẩu thịt lợn và gia cầm tại Việt Nam, tận dụng lợi ích từ hiệp định thương mại, theo Asian Nikkei Review.
Con số này tương đương với mức 25% tổng vốn FDI từ Thái Lan vào Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2017.
Việt Nam sẽ được xem là trung tâm xuất khẩu gà và tôm của CP Foods trong con đường tiến tới trở thành “nhà bếp của thế giới”.
Khi hoàn thành, nhà máy sản xuất gà sẽ có công suất chế biến khoảng 1 triệu con gà mỗi tuần. Doanh nghiệp này cũng hướng tới xuất khẩu thịt, tôm, cá từ Việt Nam sang Nhật Bản, Trung Đông, châu Âu và các nước khác.
Kể từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam năm 1993, CP Foods đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD và đặt mục tiêu đạt 15% doanh thu từ Việt Nam bằng cách mở rộng hoạt động, đầu tư thêm các nhà máy chế biến.
Năm 2018, doanh số bán hàng của CP Foods tại Việt Nam tăng tới 26% so với năm trước đó, đạt mức 2,56 tỷ USD. Trong khi đó, mức doanh số ở thị trường trong nước không có sự thay đổi.
Ông Montri Suwanposri, CEO của CP Việt Nam nhận định so với Thái Lan, Việt Nam có lợi thế hơn về xuất khẩu và chi phí lao động. Số liệu từ JETRO cho biết một công nhân Việt Nam nhận lương trung bình khoảng 227 USD mỗi tháng, thấp hơn nhiều con số 413 USD của Thái Lan và 493 USD của Trung Quốc.
CPTPP đã mang lại cho Việt Nam những điều kiện thương mại có lợi hơn so với một số quốc gia láng giềng trong mối quan hệ với các thị trường như Nhật Bản, Australia, Mexico hay Canada.
Trong khi đó, Thái Lan hiện chưa phải là thành viên của hiệp định này nên không có các ưu đãi về thuế quan.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 3 tháng đầu 2019 sang hầu hết thị trường giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các thị trường là thành viên của CPTPP lại có sự tăng trưởng mạnh.
Nhật Bản, Canada, Mexico và Malaysia cho thấy sự tăng trưởng trong nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
Mexico, một trong những thị trường mới của Việt Nam nhờ CPTPP, đã nhập khẩu hơn 38 triệu USD, tăng 36% so với quý I/2018. Malaysia nhập 32 triệu USD giá trị hàng thủy sản Việt Nam, tăng gần 33%.
Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt hơn 306 triệu USD, tăng 16,1% so với 3 tháng đầu 2018. Nguyên nhân là đa số hàng thủy sản Việt Nam có thế mạnh được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi CPTPP có hiệu lực như cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ.
Một quốc gia khác mà Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại tự do là Canada đã nhập khẩu hơn 48 triệu USD giá trị hàng thủy sản Việt trong quý I năm nay, tăng gần 12%.
CPTPP tạo ra một không gian thương mại tự do có 11 quốc gia, quy mô dân số gần 500 triệu người, tổng GDP vượt 10.000 tỷ USD và quy mô giao dịch thương mại gần 5.000 tỷ USD.
Đầu tháng 5/2018, Phó thủ tướng Thái Lan trong cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản cho biết quốc gia này muốn tham gia vào CPTPP càng sớm càng tốt.
Trước đó quốc gia này cũng đã bày tỏ sự quan tâm tới việc tham gia vào phiên bản đầu của CPTPP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng có phần đắn đo khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa nước Mỹ ra khỏi hiệp định này năm 2017.
Tỷ phú Thái Lan ‘bỏ túi’ 1 tỷ USD sau vụ đầu tư năng lượng tại Việt Nam
Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Với tỷ lệ 100% các đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan.
Giấc mơ CPTPP thành hiện thực
Với việc trở thành quốc gia thứ sáu phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Australia đã góp phần giúp hiệp định thế kỷ “thành hình”.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.