Techcombank đạt tỷ lệ CASA cao kỷ lục

Trần Anh Thứ tư, 27/01/2021 - 16:02

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 128 nghìn tỷ đồng vào cuối năm ngoái (tỷ lệ CASA 46%) tăng 60,6% so với thời điểm cuối năm 2019. Lợi thế này góp phần giúp ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 15,8 nghìn tỷ đồng và duy trì vị thế dẫn đầu với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đạt 3,1%.

Có thể nói, Techcombank đã kết lại quá trình thực hiện chiến lược 2016 – 2020 rất thành công, đạt được những kết quả tốt đẹp trong điều kiện kinh tế khó khăn tại Việt Nam do đại dịch COVID-19. 

Cùng với Chính phủ và toàn ngành ngân hàng, Techcombank cũng thực hiện các biện pháp giúp phục hồi nền kinh tế, chia sẻ khó khăn với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với gói hỗ trợ toàn diện lên tới 41,2 nghìn tỷ đồng, gồm tái cơ cấu, miễn giảm lãi và giãn nợ cho hơn 3.200 khách hàng.

Tổng giám đốc Jens Lottner chia sẻ, “Trong năm 2020 với nhiều thách thức và bất ổn, Techcombank đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ khách hàng và củng cố sức mạnh bảng cân đối để vượt qua khủng hoảng. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung thực thi chiến lược và đầu tư vào số hóa để đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng ngày càng tăng. Chúng tôi tin rằng Techcombank vẫn ở vị thế tốt để thực hiện chiến lược 5 năm 2021 – 2025 và tầm nhìn trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam”.

Kết thúc năm 2020, doanh thu (TOI) của Techcombank đạt 27 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với doanh thu năm 2019 và vượt mức tăng 18% của chi phí hoạt động. Thu nhập lãi thuần (NII) năm 2020 đạt 18,8 nghìn tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 28,8% so với năm 2019. Thu nhập từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào NFI, đạt 1,0 nghìn tỷ đồng, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái, với khối lượng phát hành trái phiếu là 66,8 nghìn tỷ đồng. 

Chi phí hoạt động của năm 2020 là 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,0% so với 2019. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm xuống 31,9%, từ mức 34,7% cùng kỳ năm ngoái, bởi ngân hàng đã thực hiện quản lý chi phí rất chặt chẽ trong bối cảnh nhiều biến động do dịch COVID-19.

Trong năm 2020, Techcombank đã chủ động xử lý một số khoản nợ xấu. Chi phí dự phòng của năm 2020 tăng lên mức 2,6 nghìn tỷ đồng so với mức 917 tỷ đồng của năm 2019. 

Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 439,6 nghìn tỷ đồng tăng 14,6% so với thời điểm kết thúc năm 2019. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng tại 31/12/2020 là 318,0 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với cuối năm 2019.

Techcombank cho biết nhu cầu tín dụng đặc biệt tăng mạnh trong quý 4, do các hoạt động kinh tế dần phục hồi sau đại dịch và các doanh nghiệp đẩy nhanh việc đầu tư để tăng trưởng mạnh hơn trong 2021. Sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế được phản ánh rõ ràng ở phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể, dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 24,3% trong quý cuối năm , cao hơn mức tăng 13,9% dư nợ tín dụng của doanh nghiệp lớn và 8,9% dư nợ tín dụng cho khách hàng cá nhân.

Tiền gửi khách hàng tại 31/12/2020 là 277,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm 31/12/2019. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 128 nghìn tỷ đồng, tăng 60,6% so với thời điểm cuối năm 2019. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 149,4 nghìn tỷ, giảm 1,4% so với cuối năm ngoái, phản ánh sự tập trung của ngân hàng vào việc tối ưu hóa chi phí vốn. Nhờ đó, tỷ lệ CASA cuối năm 2020 đạt 46,1%, cao hơn mức 34,5% cuối năm 2019.

Ngân hàng Techcombank tiếp tục duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối kỳ theo Basel II đạt 16,1%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II (8.0%) và cao hơn mức 15,5% tại thời điểm cuối năm 2019.

Đồng thời tỷ lệ nợ xấu cuối năm được giữ ở mức 0,5%, thấp hơn mức 1,3% tại 31/12/2019. Tỷ lệ nợ xấu giảm do ngân hàng đã chủ động xử lý nợ xấu để củng cố sức mạnh bảng cân đối trước các tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2020 là 171% so với mức 94,8% của năm 2019.

Trong năm 2020, Techcombank đã có thêm 1,1 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng mà ngân hàng phục vụ lên 8,4 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong năm 2020 lần lượt đạt 383 triệu giao dịch (tăng 108,8% so với cùng kỳ năm ngoái) và 5,0 triệu tỷ (tăng 84,2% so với cùng kỳ năm ngoái).

Gần đây, tổ chức xếp hạng tínnhiệm Moody’s vẫn duy trì xếp hạng tín nhiệm của Techcombank với đánh giá tín dụngcơ bản (BCA) ở mức Ba32, phản ánh chất lượng tài sản ổn định, khả năng sinh lờivững chắc và nền tảng vốn mạnh mẽ của Techcombank. Trong số 19 ngân hàng màMoody’s đánh giá tại Việt Nam, Techcombank là ngân hàng duy nhất đạt mức xếp hạngBCA cao nhất và chỉ bị hạn chế bởi mức trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia. 

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  10 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  12 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".