Tài chính
Techcombank đẩy mạnh dự phòng rủi ro tín dụng
Báo cáo tài chính của Techcombank cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng Techcombank vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 ghi nhận thu nhập lãi thuần ở mức 4.212 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt đạt 862 tỷ đồng, tăng 73%, chủ yếu đến từ dịch vụ thanh toán và tiền mặt, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 82% lên 557 tỷ đồng trong khi lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 13% còn 73,7 tỷ đồng. Hoạt động ngoại hối lỗ 28 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chi phí dự phòng trong kỳ của Techcombank vừa qua tăng mạnh. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng trong quý 1 là 772 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước đó. Trong đó, chi phí trích lập dự phòng cụ thể cho vay khách hàng chiếm 671 tỷ đồng và trích lập dự phòng chung cho vay khách hàng là 89 tỷ đồng.
Techcombank đẩy mạnh trích lập dự phòng trong khi quy mô cho vay và tỷ lệ nợ xấu không tăng. Cho vay khách hàng chỉ tăng 0,5%, ở mức 229.037 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ chiếm khoảng 1,1% tổng dư nợ, thậm chí còn giảm so với mức 1,33% của quý 1/2019.
Ngoài chi phí dự phòng, chi phí hoạt động trong kỳ của Techcombank cũng tăng mạnh hơn 500 tỷ đồng, đạt 2.137 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, ngân hàng báo lãi ròng 2.505 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng tài sản của Techcombank tính đến ngày 31/3/2020 đạt mức 391.807 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với đầu năm.
Trước đó, trong cuộc họp trực tuyến với nhà đầu tư vừa diễn ra, ngân hàng Techcombank kỳ vọng các tác động của dịch Covid-19 chỉ là gian ngắn, các lợi thế dài hạn của ngân hàng vẫn còn nguyên vẹn. Ngân hàng kỳ vọng rằng triển vọng vĩ mô của Việt Nam vẫn tích cực với dự báo tăng trưởng GDP thực đạt 4-5% trong năm 2020.
Ban lãnh đạo của ngân hàng tin tưởng có thể đứng vững trước tình hình dịch Covid-19 nhờ nguồn vốn mạnh cùng với thanh khoản dồi dào. Ngoài ra, Techcombank còn có kết quả kinh doanh rất tốt trong năm.
Mặc dù vậy, các công ty phân tích cho rằng cần lưu ý dư nợ của Techcombank trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm cho vay chủ đầu tư, nhà thầu và người mua nhà.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng Techcombank có lợi thế hơn so với các ngân hàng khác ở việc duy trì tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng tốt và giảm chi phí vốn trong suốt giai đoạn vừa qua, do đó cũng có khả năng giảm tiếp chi phí vốn để bù lại việc giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Dù vậy, dự kiến tăng trưởng thu nhập lãi sẽ chậm lại do tăng trưởng tín dụng thấp hơn và NIM chịu áp lực do ảnh hưởng của dịch.
Một vấn đề đáng lo ngại của Techcombank là chất lượng tài sản phụ thuộc nhiều vào diễn biến của dịch và triển vọng của ngành bất động sản. Dù cho vay các ngành bị tác động mạnh bởi dịch chỉ chiếm 10%, phần này chưa bao gồm trái phiếu doanh nghiệp (chiếm 11,8% dư nợ tín dụng), trong đó một phần lớn nhiều khả năng được phát hành bởi các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, dư nợ liên quan đến bất động sản, bao gồm cho vay chủ đầu tư, nhà thầu và người mua nhà, chiếm tới 77,2% tổng dư nợ tại ngân hàng này. Theo thông tin của Techcombank, tập khách hàng của ngân hàng chủ yếu là những người có thu nhập cao (với khách hàng cá nhân) và doanh nghiệp vốn hóa lớn, là những phân khúc có thể có nhiều dự trữ để vượt qua giai đoạn này.
VDSC đưa ra quan điểm thận trọng về rủi ro tập trung của ngân hàng khi tỷ trọng dư nợ liên quan đến bất động sản - vốn cũng là lĩnh vực khá nhạy cảm với biến động kinh tế - ở mức cao. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng tài sản khi dịch bệnh kéo dài và gây ảnh hưởng đến ngành bất động sản mạnh hơn dự kiến.
Công ty bất động sản vay Techcombank gần 6.000 tỷ đồng
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Giá vàng hôm nay 13/6: Trung Đông 'dậy sóng', vàng phi nước đại
Giá vàng hôm nay 13/6 tăng 1 - 1,5 triệu đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn giữa căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.