Tetra Pak khởi công nhà máy 110 triệu USD tại Bình Dương
Mạnh Hùng
Thứ tư, 04/10/2017 - 21:33
Công ty Tetra Pak (Thụy Điển) đang là nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Sản phẩm bao bì đóng gói của Tetra Pak .
Công ty Tetra Pak (Thụy Điển), nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu thế giới đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất bao bì hiện đại, trị giá lên đến 110 triệu USD tại tỉnh Bình Dương.
Được đặt tại khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore II-A, dự án có diện tích 100.000 m2, tổng vốn đầu tư trị giá 110 triệu USD. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động đầu năm 2019, nhà máy có thể cung cấp cho thị trường 20 tỉ bao bì mỗi năm.
Ông Chris Kenneally, Chủ tịch của Tetra Pak Nam Á, Đông Á và Châu Đại Dương cho biết, nhà máy tại Bình Dương sẽ sử dụng những công nghệ, thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới để sản xuất nhiều chủng loại bao bì giấy đa dạng, phổ biến như Tetra Brik Aseptic và Tetra Fino Aseptic.
Đây là nhà máy sản xuất bao bì thứ tư của Tetra Pak trong khu vực, nhà máy này sẽ đóng vai trò bổ trợ, cho phép Tetra Pak đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về bao bì sữa và nước giải khát ở Việt Nam cũng như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Cũng theo ông Chris Kenneally, các sản phẩm sữa và đồ uống đóng hộp tại các thị trường Đông Nam Á, Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,6% mỗi năm đến năm 2019.
Tại Việt Nam, thị trường này dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh hơn với tốc độ tăng 6,5% trong cùng kỳ. Dự kiến sẽ tăng gấp đôi lượng tiêu thụ trên đầu người lên đến 28 lít/ năm vào năm 2020, trong khi thị trường nước trái cây tươi và nước cốt trái cây dự kiến cũng sẽ tăng 17,5% trong 5 năm tới.
Đại diện Tetra Pak cũng cam kết, nhà máy được xây dựng tại Bình Dương sẽ là nhà máy xanh nhất trong hệ thống của Tetra Pak và sẽ là một trong những nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về môi trường trên thế giới được công nhận bởi LEED.
Giám đốc Điều hành của Tetra Pak Việt Nam, ông Robert Graves cho rằng, Việt Nam đang trở thành điểm đến của các nhà máy quy mô khu vực, việc xây dựng nhà máy thứ tư của Tetra Pak tại Bình Dương không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mà còn giúp tăng cường khả năng trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như sẽ có tác động tích cực đến các ngành công nghiệp có liên quan tại Việt Nam.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.