Phát triển bền vững
Thách thức của nhà tái chế
Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Sở hữu công nghệ tiên tiến đến từ châu Âu nhưng dây chuyền tái chế chai nhựa của Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN (DTR) có tỷ lệ hao hụt lên đến 35 – 40%, cao gấp đôi so với các quốc gia châu Âu.
Ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững của DTR lý giải, điều này xuất phát từ việc rác thải hiện nay chưa được phân loại tại nguồn. Do đó, chai nhựa bị trộn lẫn với rác thải sinh hoạt, rác thải hữu cơ, làm giảm chất lượng đầu vào.
Đối với lượng phế liệu không đạt chuẩn, DTR bắt buộc phải chuyển giao cho các đơn vị khác để “giáng chế” (downcycle), tức là sản xuất ra những sản phẩm nhựa có chất lượng kém hơn chai nhựa ban đầu.
DTR là nhà tái chế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, đạt được chứng nhận "doanh nghiệp công nghệ cao" của Bộ Khoa học và công nghệ, đánh dấu một bước chuyển lớn đối với ngành công nghiệp tái chế đã tồn tại suốt nửa thế kỷ nhưng vẫn trong hình hài manh mún, nhỏ lẻ và tự phát.
Năm 2024, các nhà sản xuất, nhập khẩu bắt buộc phải dành nguồn lực để thực hiện nghĩa vụ thu gom, tái chế bắt buộc theo công cụ mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR), tiếp tục mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp tái chế.
Tuy nhiên, cơ hội dành cho nhà tái chế khó có thể thực sự trở thành hiện thực nếu nút thắt của ngành tái chế là chất lượng phế liệu đầu vào vẫn chưa được giải quyết.
Chìa khóa phát triển ngành tái chế
Có mặt tại thị trường Việt Nam tròn 30 năm, Tetra Pak Việt Nam, đơn vị chuyên cung ứng bao bì hộp giấy cho các công ty thực phẩm, đồ uống, đã đầu tư vào chuỗi giá trị thu gom, tái chế hơn 20 năm, bà Giang Nguyễn, Giám đốc điều hành công ty cho biết.
Với kinh nghiệm đồng hành với chuỗi giá trị thu gom, tái chế của công ty, bà Giang khẳng định, điều quan trọng để nâng cao tỷ lệ tái chế là nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác thải tại nguồn.
Tiếp đó, cơ sở hạ tầng phục vụ thu gom rác thải cũng cần được kiện toàn để giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong công tác phân loại.
Đồng quan điểm, theo ông Greg Laski, nhà sáng lập kiêm CEO TGM Research, bổ sung, cần tăng cường nâng cao nhận thức về tái chế và phân loại rác thải cho nhóm tuổi trẻ từ 15 – 24.
Nghiên cứu của TGM Research tại thị trường Việt Nam chỉ ra, đây là nhóm ít có sự quan tâm đến các vấn đề môi trường, xuất phát từ sự “vô lo vô nghĩ”, tuy nhiên lại là nhóm tiêu dùng chính trong tương lai.
Từ góc nhìn của nhà tái chế, theo ông Lê Anh, thúc đẩy tái chế không chỉ xuất phát từ ý thức của người tiêu dùng mà cần phải được thúc đẩy ngay từ khâu đầu tiên của chuỗi giá trị là thiết kế sản phẩm.
Ông Lê Anh cho biết, thông qua trao đổi với các đơn vị tái chế, nhà sản xuất có thể thiết kế ra những loại bao bì, sản phẩm thuận tiện cho thu gom, phân loại và tái chế. Trên thực tế, nhiều giải pháp thay đổi thiết kế theo hướng kinh tế tuần hoàn đã được áp dụng tại Việt Nam, chẳng hạn như loại bỏ màng co nắp chai, sử dụng chai nhựa trong suốt thay cho chai nhựa màu.
Những thay đổi đơn giản đó tạo ra sự thuận tiện cho nhà tái chế, góp phần nâng cao tỷ lệ cũng như chất lượng tái chế. Đây cũng là chìa khóa để sản phẩm làm từ vật liệu tái sinh được người tiêu dùng đón nhận trên thị trường.
Người tiên phong gieo mầm xanh hy vọng từ tái chế
Biến rác thành vàng
Những doanh nghiệp tiên phong trong ngành tái chế Việt Nam đang biến rác thành tài nguyên quý giá, dù đối mặt với nhiều thách thức và thiếu sự hỗ trợ chính sách.
Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tái chế
Doanh nghiệp tái chế các loại chất thải nguy hại, có giá trị thấp sẽ nhận được hỗ trợ từ công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế chất thải
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, cần khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức thu gom, tái chế hoặc thuê các đơn vị tái chế đủ điều kiện về chất lượng và không gây hại tới môi trường để thực thi nghĩa vụ thu gom, tái chế bắt buộc.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.