Phát triển bền vững
Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế chất thải
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, cần khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức thu gom, tái chế hoặc thuê các đơn vị tái chế đủ điều kiện về chất lượng và không gây hại tới môi trường để thực thi nghĩa vụ thu gom, tái chế bắt buộc.
Công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) chính thức đi vào thực thi kể từ năm 2024, yêu cầu các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xử lý, tái chế chất thải phát sinh từ sản phẩm, bao bì do mình tự sản xuất hoặc nhập khẩu vào phân phối tại Việt Nam.
Chính sách này được kỳ vọng sẽ nâng cao tỷ lệ tái chế, tăng cường quay vòng vật liệu, giúp thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, một vấn đề đặt ra là hầu hết cơ sở tái chế hiện đang hoạt động đều không đạt chuẩn, chủ yếu là các đơn vị tự phát ở làng nghề tái chế.
Điều này có nguy cơ khiến công cụ chính sách EPR không đạt hiệu quả như kỳ vọng, gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng khẳng định sự cần thiết của công cụ chính sách EPR, tuy nhiên cần xem xét tính toán chi phí tái chế ở mức phù hợp để tránh tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Ghi nhận ý kiến, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, chính sách EPR không phải là chính sách mới, đã được nhiều quốc gia áp dụng trên thế giới và đem lại hiệu quả cao.
Phó thủ tướng cho biết, để thực thi hiệu quả công cụ EPR, cần khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức thu gom, tái chế hoặc ký kết hợp đồng với các đơn vị tái chế đủ điều kiện. Danh sách 26 đơn vị đủ năng lực tái chế đã được Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành vào tháng 2 vừa qua.
Trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn đóng tiền vào uỹ bảo vệ môi trường, mức đóng góp dựa trên chi phí tái chế tại các đơn vị đủ điều kiện, đặc biệt là các đơn vị sở hữu dây chuyền, công nghệ hiện đại.
Bên cạnh các chính sách liên quan đến tái chế, việc tăng cường kiểm tra, giám sát người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn cũng là bước đi quan trọng để nâng cao tỷ lệ tái chế và quản lý hiệu quả chất thải rắn.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, chính sách phân loại rác thải tại nguồn sẽ chính thức áp dụng cho 63 tỉnh, thành phố trên cả nước kể từ ngày 1/1/2025.
Trách nhiệm tái chế bắt buộc thông qua công cụ chính sách EPR
Cửa sáng cho ngành công nghiệp tái chế
Năm 2024, công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất chính thức đi vào hiệu lực, hứa hẹn mở ra “ánh sáng cuối đường hầm” cho ngành công nghiệp tái chế vốn lạc hậu, manh mún suốt hàng chục năm.
Giải bài toán khó ngành tái chế
Đoàn kết các chủ thể trong hệ sinh thái thu gom, tái chế là cách VietCycle cùng hệ sinh thái tuần hoàn XanhNét từng bước chuẩn hóa và giúp ngành công nghiệp này tự tin đứng vững.
Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế
Bên cạnh “động cơ đẩy” là chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), ngành công nghiệp tái chế cần thêm “động cơ kéo” là chính sách quy định về thị trường tái chế để thực sự phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Trăn trở của nhà tái chế nhựa hàng đầu Việt Nam
Sở hữu công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới nhưng với 90 tấn phế liệu nhựa thu gom được mỗi ngày, Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) chỉ có thể cho ra được khoảng 40 – 50 tấn nhựa tái sinh.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.