Phát triển bền vững

Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tái chế

Phạm Sơn Thứ hai, 12/08/2024 - 09:04

Doanh nghiệp tái chế các loại chất thải nguy hại, có giá trị thấp sẽ nhận được hỗ trợ từ công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Doanh nghiệp tái chế sẽ nhận được nhiều ưu đãi

Ngành công nghiệp tái chế vài năm trở lại đây ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Một số đơn vị đã ứng dụng công nghệ để xử lý hiệu quả nhiều loại phế liệu thành vật liệu có chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường và khả thi về mặt kinh tế như Nhựa tái chế DUYTAN, Nhựa Lam Trân hay Cao su Long Long.

Tuy nhiên, theo ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và môi trường), trong khi những phế liệu giá trị cao như vỏ chai nhựa, vỏ bao bì giấy cứng, kim loại đang được thu gom, tái chế hiệu quả, tạo ra thị trường ổn định thì một số chất thải có giá trị thấp như vỏ nylon chưa nhận được sự quan tâm.

Bởi lẽ, những loại chất thải có giá trị thấp thường khó thu gom, dễ bị nhiễm bẩn, hiệu quả kinh tế không cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều chi phí để thiết lập hệ thống thu gom và ứng dụng công nghệ mới.

Ông Hùng cho biết, doanh nghiệp tái chế còn phải chấp nhận lỗ để tái chế một số loại phế liệu có giá trị thấp.

Chính vì vậy, tại lễ kỷ niệm ba năm thành lập Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, công cụ chính sách EPR trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, với mục tiêu thiết lập nền kinh tế tuần hoàn, xây dựng ngành công nghiệp tái chế hiện đại, sẽ dành ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp tái chế để có thể xử lý hiệu quả cả những chất thải khó thu gom, có giá trị thấp.

Ông Hùng nhìn nhận, đây là giải pháp thu hút tư nhân tích cực tham gia vào ngành công nghiệp tái chế, từ đó giảm gánh nặng cho hệ thống quản lý chất thải rắn, giảm áp lực ngân sách.

Mặt khác, cơ chế EPR đưa ra các tiêu chuẩn nhất định cho các nhà tái chế để được hưởng ưu đãi, từ đó “nắn dòng” phế liệu đến những nhà tái chế tiên tiến, hiện đại, hạn chế tối đa những cơ sở tái chế không thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, các loại bao bì khó tái chế, thu gom cũng sẽ được hạn chế thông qua việc yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu đóng phí EPR cao hơn nếu dùng các loại vật liệu này.

Nói về những ưu đãi dành cho doanh nghiệp tái chế, ông Trần Thanh Nam, Trưởng phòng tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho biết, quỹ sẽ cấp một số khoản vay ưu đãi về lãi suất cho những dự án có tính bảo vệ môi trường, bao gồm ngành tái chế và một số lĩnh vực khác như năng lượng sạch, xử lý nước thái sinh hoạt.

Lãi suất cố định trong suốt thời gian vay là 2,6%, với thời gian tối đa là 10 năm. Các khoản vay có thể lên đến tối đa 80% tổng giá trị vốn đầu tư, không quá 36,6 tỷ đồng/dự án và 73,2 tỷ đồng/chủ đầu tư.

Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế

Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế

Phát triển bền vững -  10 tháng
Bên cạnh “động cơ đẩy” là chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), ngành công nghiệp tái chế cần thêm “động cơ kéo” là chính sách quy định về thị trường tái chế để thực sự phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế

Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế

Phát triển bền vững -  10 tháng
Bên cạnh “động cơ đẩy” là chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), ngành công nghiệp tái chế cần thêm “động cơ kéo” là chính sách quy định về thị trường tái chế để thực sự phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Chuyện từ chai nhựa tái sinh trên đất Mỹ

Chuyện từ chai nhựa tái sinh trên đất Mỹ

Phát triển bền vững -  7 tháng

Thay vì nhập khẩu phế liệu, có một doanh nghiệp đang tận dụng rác thải của Việt Nam, tái chế ngay tại Việt Nam ra sản phẩm chất lượng cao bán cho Mỹ, châu Âu.

Giải bài toán khó ngành tái chế

Giải bài toán khó ngành tái chế

Phát triển bền vững -  7 tháng

Đoàn kết các chủ thể trong hệ sinh thái thu gom, tái chế là cách VietCycle cùng hệ sinh thái tuần hoàn XanhNét từng bước chuẩn hóa và giúp ngành công nghiệp này tự tin đứng vững.

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Phát triển bền vững -  1 năm

Coi tái chế là giải pháp thay thế cho chôn lấp hoặc đốt rác mà không có sự thay đổi ở khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng là cách tiếp cận của nền kinh tế tuyến tính, về lâu dài sẽ dẫn đến sự quá tải và cuối cùng là thất bại trong việc hướng đến kinh tế tuần hoàn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.